Giáo dục có phải là ngành kinh doanh?

Ở trường tôi làm (một trường trung cấp tư thục), học sinh đóng 10.000 đồng cho một tờ giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời trị giá khoảng 500 đồng, còn thừa 9.500 đồng.

Giáo dục có phải là ngành kinh doanh?

Tôi sợ một lúc nào đó tôi sống với những người kinh doanh giáo dục, tôi sẽ bị nhiễm những quan điểm kinh doanh của họ.

Thật ra, tôi nghĩ rằng lúc ban đầu họ cũng đến với giáo dục bằng tấm lòng, vì họ đều xuất thân từ các thầy cô giáo.

Nhưng rồi làm giáo dục thật hấp dẫn, vừa có lời, vừa được kính trọng… Tôi cũng không ngờ là lời như thế.

Chuyện tiền nong

Ở trường tôi làm (một trường trung cấp tư thục), học sinh đóng 10.000 đồng cho một tờ giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời trị giá khoảng 500 đồng, còn thừa 9.500 đồng. Và bao nhiêu học sinh tốt nghiệp mỗi năm?

Học sinh đóng tiền thi tốt nghiệp 560.000 đồng được phục vụ khoảng 50.000 đồng, còn thừa lời 510.000 đồng. Bao nhiêu học sinh được dự thi tốt nghiệp mỗi năm?

Tất cả đều phải đóng tiền. Thi lại đương nhiên cũng phải thu tiền. Xin tờ giấy chứng nhận cũng thu tiền…

Về cơ sở vật chất, những nhà đầu tư vào trường cố gắng duy trì những máy móc cũ, máy photo hay hỏng, máy in không in được, máy vi tính thời… xa xưa, được dùng như một loại trang sức, không thay mới…

Chỉ muốn thu mà không muốn chi ra…

Chuyện giảng viên

Giáo viên được mời đến giảng lúc ban đầu thì mời các giảng viên có kinh nghiệm để họ hướng dẫn cho, sau đó thì thu những người trẻ, mới tốt nghiệp, thù lao bao nhiêu cũng nhận dạy, miễn có chỗ để dạy là được rồi… Lý do còn vì các giảng viên lâu năm, thâm niên thì đòi hỏi lung tung, chán lắm nên cho nghỉ việc cho rồi.

Buồn cười nhất là họ nhận tất cả đơn xin việc và đưa vào danh sách giảng viên cơ hữu hay thỉnh giảng. Đơn gồm đầy đủ hồ sơ: bằng cấp, sơ yếu lý lịch, chứng chỉ sư phạm… Càng ngày danh sách giảng viên của họ càng dài ra một danh sách dỏm.

Người trưởng phòng hành chánh nói, cô cần bao nhiêu nguời, trong một tuần em sẽ có đầy đủ, chỉ cần đăng quảng cáo tuyển giáo viên là khối người ùn ùn nộp hồ sơ xin dạy…

Một chuyện khôi hài cười ra nước mắt là khi bộ và sở về thanh tra, trong danh sách giảng viên của trường có những người đã chết rồi mà vẫn còn tên hiện đang dạy… Vị giảng viên này cũng khá nổi tiếng (phải nổi tiếng mới đưa tên vào chứ!), một người trong đoàn thanh tra nói: cách đây 1 năm tôi đi đưa đám ma ông ấy mà!

Chuyện bình thường

Nhớ có lần vừa bước vào trường, cô trưởng phòng hành chánh khoe: trường mình vừa được giấy chứng nhận chất lượng do công ty XYZ phối hợp với bộ, ngành gì đó cấp, chỉ tốn 5 triệu đồng. Rẻ rề!

Mấy tháng sau có dịp xuống thanh tra, ông trưởng phòng của sở hỏi: trường chị sổ sách làm lung tung, chương trình dạy thiếu lên thiếu xuống, học sinh kiện cáo tùm lum mà còn đăng quảng cáo là được chứng nhận chất lượng… Dỏm vừa vừa thôi chứ!

Mình không dám cãi ngang vì ổng nói đúng, nhưng không khỏi tự nghĩ: thế thì cũng do lỗi của các ông, sao các ông không công bố cái… dỏm của trường tôi. Thách đấy! Các ông nói để hù dọa và để cho bõ tức chứ trường tôi cứ tồn tại dài dài… có sao đâu?

Chỉ tội cho học sinh, học trường dỏm từ đầu khi được giới thiệu về trường từ cái tờ bướm tuyển sinh có lắm chứng nhận này nọ kiểu Vedan được nhận.

Nguồn: 24h

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Sốc với quy trình đào tạo
"Nếu bạn muốn ăn ơm ăn miễn phí hàng tháng và có tiền thưởng hàng năm hãy trở thành học viên của những lớp ăn xin chuyên nghiệp."
Việt kiều Mỹ kinh doanh xe ôm áo dài tại Việt Nam
Được trang tư vấn du lịch trực tuyến uy tín hàng đầu thế giới Tripadvisor (Mỹ) xếp thứ nhất trong 191 hoạt động du lịch ở TP HCM, XO Tours là công ty đầu tiên ở Việt Nam khai thác tour xe gắn máy do các cô gái mặc áo dài chở khách tham quan.
Cuộc sống trước mắt ta
Lấy chồng đi cho ổn định! Ổn định là thế nào? Là lấy chồng đi rồi tự nhiên nó ổn định! Nhưng tại sao phải ổn định?
Chuyện vui nghề nghiệp
Cùng thư giãn với những mẫu chuyện nghề đó đây để thấy được cuộc sống muôn màu quanh ta các bạn nhé
Câu chuyện sống chậm của người lái xe
Hãy dành ít phút để suy nghĩ về cuộc sống của bạn. Hãy nghĩ về vòng quay mỗi ngày, những thói quen, những người bạn gặp trên đường.
Đừng từ bỏ ước mơ
Vẫn biết rằng, vốn dĩ sống là phải nhìn vào hiện thực, phải biết hy sinh cái này để giành lấy cái khác quan trọng hơn. Thế nhưng, đã có ước mơ, thì đừng bao giờ nghĩ đến chuyện từ bỏ nó.