Chuyên ngành kinh tế vận tải và du lịch

Đây là một ngành đang phát triển khá mạnh hiện nay. Hứa hẹn một tương lai rất lớn cho các bạn đam mê ngành này.

Chuyên ngành kinh tế vận tải và du lịch

Vận tải du lịch đường sông - ngành của tương lai 

Giới thiệu chung:

 Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng cao. Hoạt động du lịch với bản chất là tổ hợp các dịch vụ phục vụ khách du lịch rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đi tham quan, nghỉ ngơi, công vụ nên sự gắn bó với hoạt động của ngành giao thông, vận tải là khá chặt chẽ. Những năm qua, trong các thành tựu đạt được của ngành du lịch luôn có dấu ấn của ngành giao thông vận tải thể hiện qua các cung đường bộ, được nâng cấp, nhà ga, bến tàu được xây mới, các tuyến bay và chuyến bay hàng không được tăng cường, mở rộng đến nhiều thị trường mới; hệ thống mạng lưới và phương tiện vận tải đường biển, đường sông không ngừng được mở rộng, tăng cường và trong hoạt động phục vụ vận chuyển hành khách của ngành giao thông vận tải luôn có sự góp mặt của khách du lịch.

 Mục tiêu đào tạo

Đào tạo các kỹ sư kinh tế chuyên ngành kinh tế vận tải và du lịch. Sinh viên ra trường có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn về quản lý kinh tế ở tất cả các cấp trong ngành vận tải - du lịch và các lĩnh vực có liên quan

Quá trình đào tạo

Chuyên ngành kinh tế vận tải - du lịch được đào tạo trong 4 năm. Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản, các kiến thức cơ sở về kỹ thuật chuyên ngành, kiến thức cơ bản về kinh tế và kiến thức quản lý kinh tế các cấp trong ngành vận tải - du lịch, đặc biệt là công nghệ thiết kế và tổ chức các tour du lịch. Ngoài ra sinh viên còn được trang bị những nghiệp vụ của công nghệ hiện đại như: thương mại điện tử, kế toán điện tử, khai thác thông tin và các phần mềm ứng dụng thực hiện các nghiệp vụ tổ chức quản lý. Trong thời gian học, sinh viên được đi thực tập tại các cơ sở sản xuất của ngành, cuối khoá học  làm và bảo vệ đồ án tốt nghiệp.

Nơi công tác sau khi tốt nghiệp

Địa bàn công tác sau khi tốt nghiệp là ở các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong ngành vận tải - du lịch, cũng như các doanh nghiệp ngoài ngành nhưng có tham gia kinh doanh vận tải - du lịch (các viện, trường đào tạo về giao thông vận tải - du lịch, các trung tâm quản lý điều hành về giao thông đô thị, sở giao thông công chính, sở du lịch, bộ giao thông vận tải, tổng cục du lịch, các doanh nghiệp vận tải,các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nội địa và quốc tế, …)

Triển vọng nghề trong 5 năm tới

Ngành du lịch Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay trên thế giới. Vì thế nhu cầu đi lại của khách du lịch là rất lớn. Vấn đề khai thác vận tải chất lượng cao đang được các nhà Doanh nghiệp đầu tư mạnh. Trong hai năm trở lại đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành vận tải có vẻ phát triển hơi chậm nhưng trong vòng 5 năm tiếp theo vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết được. Vì vậy, vị trí làm việc trong ngành này vẫn còn rất nhiều

HNO

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Phi công – Nghề của sứ mệnh
Với sự phát triển vượt bật của ngành hàng không trên thế giới, nhu cầu đi lại bẳng phương tiện hàng không ngày càng phổ biến, nhanh và có tính an toàn cao nên việc trở thành phi công chuyên nghiệp là một công việc đáng mơ ước của bất kì ai.
Ngành logistics: “Đỏ mắt” tìm nhân lực cấp cao
Mặc dù là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và đầy tiềm năng trong nền kinh tế Việt Nam, Logistics vẫn lâm vào nghịch lý muôn thuở: thiếu nguồn nhân lực có chất lượng.