Chàng trai Việt xuất bản sách CNTT trên đất Mỹ

Khi chỉ mới tròn 23 tuổi, Võ Duy Khang, Giám đốc công nghệ tại Zappasoft đã có quyển sách CNTT bằng tiếng Anh đầu tay được xuất bản tại Mỹ.

Để có được thành quả ấn tượng này, Khang đã phải trải qua một giai đoạn kiên trì rèn luyện và phát huy tối đa những yếu tố mà anh cho là cần thiết nhất cho đứa con tinh thần của mình.
Chàng trai Việt xuất bản sách CNTT trên đất Mỹ

Võ Duy Khang (ngồi) tham dự Barcamp Sài Gòn tại RMIT Việt Nam

Thông thạo tiếng Anh

“Mình biết ngoại ngữ thường là rào cản đối với nhiều bạn sinh viên ngành CNTT. Chính vì vậy, cho dù đã có môi trường thuận lợi, mình vẫn không ngừng tìm nhiều cách đểtăng thêm vốn từ vựng, trong đó có việc viết blog bằng tiếng Anh để chia sẻ những kinh nghiệm bản thân cũng như kiến thức chuyên môn.Điều mình không ngờ là chính việc lách này đã bắt đầu toàn bộ cơ duyên với việc viết sách” - Khang chia sẻ.

Là một cựu sinh viên tốt nghiệp từ RMIT Việt Nam, chàng trai Võ Duy Khang may mắn được lĩnh hội một môi trường giáo dục toàn bộ bằng Anh ngữ. Do đó, anh không mấy khó khăn trong việc cập nhật những xu hướng, kỹ thuật mới nhất từ các chuyên gia trên toàn cầu.

Việc liên tục sử dụng tiếng Anh trong học tập và nghiên cứu trao cho anh lợi thế vượt trội trong việc tìm kiếm học bổng để tiếp tục ước mơ của mình. Kết quả, hội đồng tuyển sinh của đại học Carnegie Mellon, một trong bốn đại học hàng đầu thế giới về CNTT của Mỹ (Theo QS World University Ranking), đã ấn tượng trước hồ sơ của Khang và quyết định trao cho anh học bổng Thạc sĩ toàn phần ngành CNTT với trị giá lên đến 80.000 USD.

Võ Duy Khang và những thành tích đáng nể:

-  Học bổng Thạc sĩ toàn phần đại học Carnegie Mellon – Trụ sở Adelaide, Úc. (2011)
-  Tác giả cuốn sách Pro iOS Apps Performance Optimization (tạm dịch: Tối ưu hóa và tăng tốc ứng dụng iOS) do nhà xuất bản Apress (Mỹ) phát hành và được website mua bán trực tuyến lớn nhất thế giới Amazon giới thiệu.
-  Hiện là giám đốc công nghệ tại Zappasoft, một công ty phát triển các ứng dụng di động thể thao.

Chàng trai Việt xuất bản sách CNTT trên đất Mỹ

Khang cùng đồng đội đoạt giải vàng tại Mobile Dev Camp 2010

Vững vàng kiến thức chuyên môn

Hiển nhiên khi nói rằng Mỹ là một trong những cường quốc đầu tàu về công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT. Do đó, việc xuất bản một quyển sách liên quan đến việc tối ưu các ứng dụng di động tại đây như bài kiểm tra khó nhất mà Khang phải vượt qua. Tuy nhiên, bằng sự vững vàng về kỹ năng, nắm bắt nhanh chóng các kiến thức mới nhất đã giúp anh vượt qua được thử thách cam go này. 

Chàng trai Việt xuất bản sách CNTT trên đất Mỹ

Khang cùng giáo viên và các bạn mừng công trình cuối của nhóm tại ĐH Carnegie Mellon

“Thời còn là sinh viên tại RMIT, Khang đã có cơ hội tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giáo viên giàu chuyên môn, cởi mở và một chương trình học rèn luyện tư duy, sáng tạo và tìm tòi đổi mới. Tham gia học tập, nghiên cứu và làm việc tại trường, Khang có cơ hội tiếp xúc với những công nghệ lập trình mới nhất vào thời điểm các kho ứng dụng iOs hay Android chỉ mới ra mắt được vài tháng” - Khang cho biết

Tất cả những trải nghiệm này giúp Khang tạo được thói quen liên tục bám sát các công nghệ thay đổi từng ngày, thậm chí từng giờ trên thế giới để kiến thức không bị lỗi thời. Và chính sự mới mẻ và đột phá trong nội dung chính là lí do vì sao anh chinh phục được nhà xuất bản Apress để họ đi đến quyết định xuất bản quyển sách của mình.


Và tự do trong tư duy
Trong mọi lĩnh vực, cho dù kỹ năng chuyên môn và ngôn ngữ có thành thạo đến đâu đi chăng nữa, nếu không có tư duy đổi mới, bạn sẽ chỉ mãi là người thợ lành nghề, chứ không thể nào là người tiên phong. Đó chính là điều Khang luôn tâm niệm và được trau dồi từ quá trình giáo dục của mình. 

Chàng trai Việt xuất bản sách CNTT trên đất Mỹ

Khang trong ngày tốt nghiệp tại tòa nhà ĐH Carnegie Mellon

“Điểm mình thích nhất khi học ở RMIT là việc suy nghĩ và tư duy không bị trói buộc trong khuôn khổ và các giáo viên luôn khuyến khích sinh viên suy nghĩ sáng tạo và tự tìm tòi học hỏi thêm bên ngoài. Chương trình học thiên về thực tiễn, giúp mình hiểu được điều cốt yếu để sáng tạo một sản phẩm thành công chính là nắm bắt nhu cầu của người dùng, vì đây chính là kim chỉ namđể phát triển phần mềm một cách phù hợp” - Khang chia sẻ.


Hiện tại, Võ Duy Khang đang làm giám đốc công nghệ tại công ty khởi nghiệp Zappasoft. Công ty có trụ sở tại Úc và được hỗ trợ bởi tập đoàn Belgravia. Được biết, sắp tới công ty sẽ mở rộng hơn ở Việt Nam và đang tìm kiếm những nhân tài không những về mặt kỹ thuật mà còn có khả năng hiểu được những nhu cầu của người dùng, luôn chịu khó học hỏi và đổi mới để theo kịp công nghệ.

Đây sẽ là cơ hội rất tốt để các bạn trẻ Việt Nam có cơ hội cọ xát, làm việc trong môi trường quốc tế. Họ sẽ cùng góp chung ước mơ lớn mà chàng sinh viên CNTT Võ Duy Khang vẫn luôn theo đuổi bằng đam mê cháy bỏng và nỗ lực không ngừng - Xây dựng những ứng dụng di động thật thiết thực cho người dùng.

                                                                                                                                                                     Minh Ngọc/Vietnamnet

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

1001 kiểu khởi nghiệp.
Trên thế giới có hàng nghìn nghề nghiệp khác nhau, và chúng ngày càng nhiều hơn khi nhu cầu của con người ngày càng gia tăng. Bởi vậy, thế giới nghề nghiệp bao la sẻ sản sinh ra hàng ngàn cách khởi nghiệp khác nhau, miễn sao nghề nghiệp đó tạo ra của cải và chân chính.
Book Box - Dự án hộp sách chia sẻ từ cộng đồng
Dự án Book Box là một dự án phi lợi nhuận, vì cộng đồng và hoạt động hoàn toàn dựa trên tinh thần chia sẻ tự nguyện. Các hộp sách ở nhiều hình dạng sẽ được đặt tại các quán cà phê hay khu vực trung tâm. Mỗi hộp sách sẽ chứa từ 10 đến 20 cuốn sách. Tất cả mọi người đều có thể lấy sách từ hộp về đọc, với điều kiện họ phải thay vào đó một cuốn sách khác.
Jan Koum trở lại mạnh mẽ với WhatsApp
Jan Koum đang trở thành cái tên được chú ý trên các phương tiện thông tin đại chúng, sau hợp đồng chuyển nhượng WhatsApp với giá 19 tỷ đô la cho Facebook ngày 20/2. Koum cùng đồng nghiệp Brian Acton bắt đầu xây dựng WhatsApp năm 2009 tại California, sau khi rời khỏi Yahoo và bị Facebook từ chối tuyển dụng.
8 bài học quản lý từ Alex Ferguson
Trong suốt 27 năm dưới thời của Huấn luyện viên Alex Ferguson, đội bóng hàng đầu nước Anh Manchester United (MU) đã đạt giá trị ước tính vào khoảng 3,1 tỉ USD (theo Forbes) trong làng thể thao thế giới. Trong suốt thời gian đó, MU đã giành được 13 danh hiệu Premier League nước Anh, 2 lần vô địch châu Âu (năm 1999 và 2008) và hàng loạt các danh hiệu cao quý trong nước và quốc tế khác, đưa tổng số tài sản của HLV Alex Ferguson lên mức cao gần gấp đôi, trở thành vị huấn luyện viên xuất sắc kế tiếp của nước Anh.
Trở thành tỉ phú từ những ngành nghề bình thường
Có tỉ phú trẻ khởi nghiệp từ những ngành nghề rất bình thường và thành công nhờ vào sự quyết tâm, dám đối mặt với rủi ro và đứng dậy sau mỗi thất bại.
Kiếm triệu USD nhờ làm vòng tay Olympic
Những chiếc vòng làm từ dây dù, có giá 30-33 USD một chiếc. Không chỉ làm đồ trang sức, chúng còn được dùng để leo núi, dựng lều hay buộc đồ.