Chân dung CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

(Huongnghiep.com.vn) - Nói tới những người làm công tác phát triển nguồn nhân lực chính là nói tới một bộ phận người phụ trách công việc xây dựng cơ cấu nhân sự của công ty/tổ chức đó.

Giới thiệu chung

Chuyên viên phát triển nguồn nhân lực ngày nay là một vị trí khá “hot” tại thị trường nhân sự Việt Nam. Những thông tin tuyển dụng thu hút mà các bạn đang đọc hàng ngày trên báo chí, mạng tuyển dụng…là do chính khối óc của những người làm công tác phát triển nguồn nhân lực. Cần bao nhiêu người là đủ cho sự phát triển của Công ty, công việc trước tiên là nghĩ tới việc tuyển dụng một chuyên viên xây dựng công việc này -  đó là vị trí của một Chuyên viên phát triển nguồn nhân lực. Bạn cũng có thể trở thành một trong những người như thế.

Chân dung CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Công việc của Chuyên viên phát triển nguồn nhân lực

Tất nhiên là:

  • Xây dựng cơ cấu nhân sự cho công ty
  • Nắm bắt sự biến động của thị trường lao động/nhân sự hiện tại
  • Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự
  • Trực tiếp quan hệ với các đơn vị tuyển dụng, viết thông tin tuyển dụng nhân sự, phỏng vấn tuyển dụng.
  • Dự báo được tình hình về nguồn nhân lực, tiền lương trên thị trường lao động, đưa ra được chính sách tuyển dụng phù hợp
  • Lập kế hoạch tiền lương – tiền thưởng hàng năm của Công ty
  • Nghiên cứu thiết kế, đề xuất tiêu chí, phương pháp đánh giá cán bộ - nhân viên

Môi trường công việc

Chuyên viên phát triển nguồn nhân lực có một môi trường làm việc rất quy cũ và chuyên nghiệp. Họ tự chủ trong mọi quyết định của mình nhằm chọn lựa người tài năng nhất cho công ty họ làm việc. Công việc này đòi hỏi thường xuyên tiếp xúc với những người chưa quen biết (có khi người đó có kiến thức vững hơn chính họ), vì vậy mối quan hệ không ngừng tăng lên, khả năng chuyên môn ngày càng tăng cao. Mặt khác, Chuyên viên phát triển nguồn nhân lực thường xuyên phải chịu trách nhiệm với cấp trên về những vị trí mà họ tuyển vào, nếu tuyển dụng được người giỏi, họ được xem là có năng lực và được săn đón. Ngoài ra, họ còn phải thường xuyên “lên dây cót” cho tinh thần làm việc của nhân viên do chính mình tin dùng.

Những tố chất cần thiết

Đương nhiên, ngoài kinh nghiệm, trình độ để trở thành một người giỏi thì Chuyên viên phát triển nguồn nhân lực còn cần tới những tố chất:

  • Có khả năng lập kế hoạch, soạn thảo, đề xuất giải pháp khả thi
  • Có khả năng thiết lập hệ thống và các quy trình hệ thống, quy trình hoạt động quản trị nhân sự
  • Có khả năng phân tích hiện trạng nguồn nhân lực
  • Có khả năng tổ chức các sự kiện hoạt động gắn kết đội ngũ
  • Tính quyết đoán trong quyết định
  • Có khả năng đánh giá từng nhân sự
  • Kỹ năng giao tiếp, trình bày bằng lời nói và viết lách tốt
  • Làm việc trung thực, cẩn thận, luôn xác định rõ trách nhiệm bản thân

Triển vọng nghề nghiệp

Nghề nhân sự có đòi hỏi khá cao, tuy nhiên bạn hoàn toàn tự tin khi có ý định nhảy việc vào một công ty khác lớn hơn mà không gặp quá nhiều khó khăn về kĩ năng và kiến thức. Thu nhập của ngành khá tốt. Hiện nay, một sinh viên mới ra trường làm ngành nhân sự có thể tìm được việc làm với mức lương tối thiểu 5 triệu đồng/tháng, cấp trưởng phòng được trả hơn 1.000 USD/tháng và các vị trí giám đốc nhân sự có thể có thu nhập từ 2.500 - 3.000 USD/tháng. Thậm chí những tập đoàn lớn của nước ngoài đang trả lương 4.000 USD/tháng cho vị trí này tại Việt Nam.

Để trở thành một Chuyên viên phát triển nguồn nhân lực được săn đón và thăng chức, ngoài việc nâng cao nghiệp vụ và kinh nghiệm thì bạn còn phải có khả năng “đánh mùi” vị trí này ở những công ty hoành tráng hơn – không chỉ ở trong nước.

Mục tiêu chính của Chuyên viên phát triển nguồn nhân lực

  • Nhân sự đang, sắp, sẻ là của công ty
  • Đánh giá đúng năng lực nhân sự
  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Ngành Quản trị văn phòng
Ngành Quản trị văn phòng nằm trong top 100 các vị trí việc làm tốt nhất theo xếp hạng của tổ chức U.S News Rankings (Hoa Kỳ, số liệu năm 2014). Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), năm 2013, hơn 95% sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng đã có việc làm trong vòng 3 tháng sau khi tốt nghiệp.
Chân dung người làm công tác QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (cán bộ QMR)
Ngày nay, không chỉ có những Công ty ở lĩnh vực sản xuất mới chú trọng tới đảm bảo chất lượng mà hầu hết các lĩnh vực khác đều quan tâm tới chất lượng sản phẩm đẩu ra. Để bảo đảm và cải tiến tới chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp phải cần tới một bộ phận quan trọng chịu trách nhiệm về chất lượng.
Chân dung người làm công tác HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ
Một công ty dù lớn hay nhỏ đều không thể thiếu đội ngũ những người làm việc tại văn phòng. Nhân viên HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ là một trong những người như thế.