(Huongnghiep.com.vn) – Tại sao bạn đang ở Việt Nam lại có thề sở hữu một sản phẩm đắt tiền có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ hay ở một nước Tây Âu khác? Bạn có biết hàng hóa đó làm thế nào mà có thể đến bên bạn không?… Để điều này sảy ra, tất nhiên vai trò của một chuyên viên Quản trị chuỗi cung ứng được tính đến đầu tiên.
Giới thiệu chung
Quản trị chuỗi cung ứng có thể được hiểu là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường. Trong cái thời “outsourcing” như hiện nay thì nhà quản trị chuỗi cung ứng cũng là một nhạc trưởng trong việc xây dựng môi trường cộng tác hiệu quả giữa các đối tác, nhà cung cấp và bản thân doanh nghiệp. Việt Nam hiện nay được xem là nơi hoạt động sôi nổi nhất của ngành này. Sự dịch chuyển đó là lý do của việc môi trường kinh doanh tại nước ta ngày càng thông thoáng và chi phí lao động cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực.
Công việc của chuyên viên Quản trị chuỗi cung ứng
- Phụ trách quản lý, hoạch định danh mục hàng hóa, khách hàng, nhà cung cấp, nhà sản xuất, đối tác kinh doanh
- Phụ trách mở rộng chuỗi cung ứng
- Quản lý sổ sách vật tư, tồn kho tại nhà máy.
- Điều tiết dòng chảy của hàng hóa
- Báo cáo, kiến nghị, đề xuất cấp trên các vấn đề liên quan
- Thực hiện nhiệm vụ xử lý, giám sát các hoạt động của các chi nhánh trong chuỗi
- Quản lý tài chính và đánh giá các hoạt động mua hàng
- Quản lý đội ngũ
Môi trường công việc
Là một vị trí quan trọng trong công ty, bạn phải thể hiện được sự chuyên nghiệp trong công việc và công ty hoàn toàn ủng hộ bạn với điều này. Tùy vào qui mô doanh nghiệp sản xuất, công việc của người Quản trị chuỗi cung ứng sẽ có nhiều hay ít những chuyến đi tiếp xúc doanh nghiệp, đối tác, khách hàng. Công việc cần sự linh động, thậm chí có thể làm việc tại nhà nếu bạn sắp xếp công việc và thời gian hợp lý mỗi khi các công cụ hỗ trợ hiện đại công nghệ thông tin sẵn sàng giúp bạn. Ngoài ra, là một chuyên viên bạn phải có mặt ở những “điểm nóng” hàng hóa khi cần thiết. Ở những doanh nghiệp đề cao văn hóa công ty, bạn sẻ luôn được quan tâm và chia sẻ, tạo điều kiện thăng tiến trong công việc.
Những tố chất cần thiết
- Có kinh nghiệm trong việc xây dựng và quản lý mối quan hệ hiệu quả với các nhà cung ứng và các bên liên quan.
- Kỹ năng giao tiếp, thương lượng, đàm phán.
- Có kỹ năng lập kế hoạch, phân tích – tổng hợp – báo cáo
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Thái độ tích cực, luôn luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách
- Linh hoạt, kỷ luật, có khả năng tự đánh giá để có thể đưa ra những quyết định kịp thời.
- Nhạy bén, tự tin, mạnh mẽ, có khả năng làm việc với nhiều áp lực, có sự cạnh tranh
Triển vọng nghề nghiệp
Các doanh nghiệp luôn cần những sinh viên luôn chú tâm vào công tác chuyên ngành từ khi còn trên ghế nhà trường và những kinh nghiệm thực tế có được trong quá trình thực tập. Sinh viên ra trường có thể làm việc ở các lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng như nhân viên dự báo nguồn hàng, hoạch định và điều phối nguồn nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất, quản trị tồn kho, quản trị dự án, kho bãi, vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu, mua hàng,…
Trong xu thế hội nhập WTO, ngành nghề Quản trị chuỗi cung ứng được xem là ngành rất có nhiều triển vọng tại Việt Nam. Ngoài chế độ đãi ngộ đầy đủ, người làm công tác này còn học hỏi rất nhiều kinh nghiệm kinh tế quí báu, đó cũng là tiền đề cho những Giám đốc, những nhà đầu tư thương mại trong tương lai.
Mục tiêu chính của một chuyên viên Quản trị chuỗi cung ứng
- Sự lưu thông của hàng hóa
- Đối tác trong chuỗi cung ứng
duy trì và cải tiến sự vận hành ổn định trong chuỗi.