Chân dung KIỂM SOÁT VIÊN GIAO DỊCH

(Huongnghiep.com.vn) – Nếu như Giao dịch viên là người trực tiếp với khách hàng thực hiện những hoạt động giao dịch chính thì Kiểm soát viên giao dịch là người công nhận những giao dịch đó là có tồn tại hay không tại tại Ngân hàng.

Giới thiệu chung

Kiểm soát viên giao dịch là người đảm đương hai công việc chính đó là giám sát và các hoạt động về kế toán. Tuy nhiên, hai công việc này thường xuyên bổ trợ cho nhau trong quá trình làm việc. Về cơ bản, công việc kiểm soát cũng được thể hiện bằng những con số cụ thể.

Chân dung KIỂM SOÁT VIÊN GIAO DỊCH

Công việc của Kiểm soát viên giao dịch

  • Kiểm tra và phê duyệt các giao dịch của Giao dịch viên chuyển đến trong ngày
  • Kiểm soát chất lượng các hoạt động giao dịch đối với khách hàng
  • Kiểm soát các chứng từ hạch toán
  • Báo cáo số liệu nghiệp vụ hàng ngày theo quy định
  • Điều phối công việc tại quầy giao dịch
  • Giải quyết các vướng mắc phát sinh liên quan đến nghiệp vụ hoặc thao tác mà Giao dịch viên thực hiện
  • Kiểm tra và đối chiếu công nợ phát sinh với bộ phận quan hệ khách hàng
  • Đề xuất, xây dựng những phương án và phương thức giao dịch

Môi trường công việc

Những công việc làm tại ngân hàng bao giờ cũng nghiêm túc và chuyên nghiệp. Tác phong công nghiệp hiện đại, phù hợp. Công việc thường xuyên phải đôn đốc giao dịch viên, đôi khi giải quyết một số vấn đề phát sinh. Là một người phụ trách về mảng kế toán, vì thế việc thường xuyên đối mặt với các con số là không tránh khỏi. Ngoài ra, Kiểm soát viên giao dịch phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc đảm bảo chất lượng các cuộc giao dịch trong quá trình diễn ra.

Những tố chất cần thiết

Ngoài kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn về các chuyên ngành Kinh tế, Ngân hàng, Kế toán thì Kiểm soát viên giao dịch cần quy tụ một số tố chất sau:

  • Có các kỹ năng: giao tiếp, xử lý tình huống, quản lý rủi ro
  • Cần mẫn, siêng năng, lanh lợi.
  • Có ngoại hình là một lợi thế
  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng bán hàng tốt
  • Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện
  • Kỹ năng thuyết trình/ đàm phán
  • Khả năng kiểm soát số liệu tốt, là người cần thận và thực hiện công việc với mức độ chính xác cao

Triển vọng nghề nghiệp

Công việc trong lĩnh vực ngân hàng trong thời buổi kinh tế thị trường có mực độ canh tranh cao, Kiểm soát viên giao dịch cũng phải không ngoại lệ. Ngày nay, các ngân hàng thường áp đặt doanh số đối với mỗi vị trí. Điều này, vừa làm tăng doanh số, vừa làm tăng khả năng làm việc của nhân viên. Nếu bạn đáp ứng đủ yêu cầu đặc ra, công việc của bạn là hoàn hảo khi phụ trách vị trí này bên cạnh những đải ngộ  theo qui định hiện hành của nhà nước.  Mặt khác, đây là môi trường đào tạo tốt và nâng cao khả năng tiếp cận cuộc sống. Nếu làm tốt, bạn có cơ hội thăng tiến lên những chức vụ cao hơn trong cơ cấu ngân hàng và tùy từng ngân hàng.

Mục tiêu chính của Kiểm soát viên giao dịch

  • Kiểm soát các hoạt động của giao dịch viên thông qua những con số
  • Nâng cao chất lượng giao dịch
  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Nhân viên tư vấn bảo hiểm - Nghề mang tính nhân văn cao
Bạn đã bao giờ bỏ tiền ra mua một hàng hóa không có hình thù, không thể cần nắm, thậm chí là không thể nhìn thấy chưa? Vậy mà trên thế giới có hàng triệu người đã và đang mua nó, có hàng trăm nghìn người bán nó hàng ngày. Trong xã hội người càng phát triển như hiện nay ở Việt Nam, người ta cũng càng ngày mua càng nhiều hàng hóa vô hình đó. Nó chẳng xa lạ gì mà chính là bảo hiểm. Và đội ngũ những người bán sản phẩm vô hình này là các nhân viên tư vấn bảo hiểm.
Chân dung CHUYÊN VIÊN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
Với áp lực từ lãi suất cho vay, huy động vốn gia tăng, các ngân hàng ngày nay rất cần những Chuyên viên quan hệ khách hàng tiềm năng
Chân dung CHUYÊN VIÊN GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG
Công việc quản lý rủi ro trong các hoạt động ngân hàng được xem là bắt buộc. Bởi vậy, người làm công tác giám sát có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác này
Chân dung CHUYÊN VIÊN KIỂM SOÁT NGUỒN VỐN
Trong hầu hết các Ngân hàng, những người làm công tác kiềm soát nguồn vốn thường thay mặt cấp trên chịu trách nhiệm về mặt quản lý rủi ro, đảm bảo sự vận hành trôi chảy của dòng tiền trong hệ thống.
Chân dung một GIAO DỊCH VIÊN NGÂN HÀNG
Khi bạn bước chân vào bất cứ một ngân hàng nào, sau khi “thoát qua” vòng bảo vệ từ những nhân viên bảo vệ, người tiếp theo mà bạn tiếp xúc đó chính là những Giao dịch viên. Bạn rất thích ngồi ở vị trí như họ phải không? Công việc của họ cụ thể ra sao vậy?