Chân dung một NHÀ ĐIỀU HÀNH

(Huongnghiep.com.vn) - Một Nhà điều hành tài ba sẻ luôn là đối tượng được săn đón bởi những công ty tầm cỡ. Họ thừa sức tạo ra một khối tài sản kết xù cho doanh nghiệp và xã hội. Thế nhưng, để trở thành một Nhà điều hành không phải ai cũng làm được.

Giới thiệu chung

Trong bất cứ một công ty nào, vị trí điều hành vẫn được xem là vị trí quan trọng bật nhất. Người làm công tác điều hành được hiểu là một Nhà điều hành. Mỗi Nhà điều hành có thể tham gia điều hành cả công ty (Tồng giám đốc điều hành – CEO), là Giám đốc điều hành (COO), hoặc có thể là điều hành một bộ phận nào đó trong công ty, ví dụ: Giám đốc kinh doanh; Giám đốc công nghệ thông tin; Giám đốc marketing: Giám đốc tài chính;…

Chân dung một NHÀ ĐIỀU HÀNH

Trong văn hóa kinh doanh, ở một số công ty thì người làm công tác điều hành có thể là Chủ tịch hội đồng quản trị và có thể kiêm nhiệm nhiều vị trí cấp cao khác trong công ty. Tuy nhiên,ở một số nước trong Liên minh châu Âu, có hai ban lãnh đạo riêng biệt, một ban lãnh đạo phụ trách công việc kinh doanh hằng ngày và một ban giám sát phụ trách việc định hướng cho công ty (được bầu ra từ các cổ đông). Mục đích là để ngăn ngừa xung đột về lợi ích và tránh việc tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân.

Công việc của một Nhà điều hành

  • Xây dựng cơ cấu tổ chức, chính sách và quy trình hoạt động của công ty;
  • Hoạch định, triển khai chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh;
  • Xây dựng ngân sách hoạt động;
  • Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động có trong kế hoạch;
  • Thiết lập quan hệ ngoại giao với đối tác, nhận diện đối thủ;
  • Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ cho “lớp dưới”;
  • Tuyển dụng nhân sự; …

Môi trường công việc

Là một nhà điều hành, ngoài việc điều hành tốt công ty còn phải điều hành tốt đội ngủ nhân viên dưới quyền. Công việc của nhà điều hành phải di chuyển như con thoi, quan hệ ngoại giao với các đối tác, nhiều khi phải suy nghĩ hơn người khác gấp nhiều lần. Những Nhà điều hành thường chịu nhiều áp lực từ nhiều phía. Nhiều khi được tôn lên mây xanh, khi thì phải gánh vác thất bại chỉ riêng bản thân. Là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp lên HĐQT, báo cáo kết quả kinh doanh và phải đảm bảo công ty ăn nên làm ra. Một khi trình độ điều hành của bạn có giới hạn, khả năng đào thải của bạn là rất cao. Nhưng bù lại, những nhà điều hành là “dưới một người nhưng trên vạn người”. Thu nhập của họ là đáng mơ ước.

Những tố chất cần thiết

  • Có kỹ năng kinh doanh vượt trội;
  • Am hiểu các vấn đề liên quan đế Luật, Nhân sự, Thuế, Hành vi tổ chức, Phong cách, Tài chính, Kế toán,...;
  • Có kiến thức và kỹ năng về thị trường, về khách hàng;
  • Biết cách đánh giá và nhạy cảm về mức độ cạnh tranh;
  • Có khả năng vực dậy nhân viên;
  • Có kỹ năng phân tích và đánh giá sự biến đổi của thị trường;
  • Ngoại giao giỏi;
  • Có tầm nhìn và thông minh;…

Triển vọng nghề nghiệp

Nếu bạn giỏi về kinh doanh và có khả năng tổ chức tốt, cơ hội “dụng võ” cho bạn ở vị trí này là rất lớn. Người Châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng có trình độ điều hành chưa giỏi nhiều, vì thế vị trí này luôn được săn đón và đào thải liên tục. Phần lớn các công ty lớn tại Việt Nam được điều hành từ nhân sự ở các nước khác là chính. Nếu bạn chưa tự tin về năng lực điều hành của bản thân, bạn có thể tìm học vị trí này tại các trường có đào tạo doanh nhân tại Việt Nam hoặc bạn có thể điều hành một doanh nghiệp do chính mình tạo ra, và sau đó hãy thử sức ở những công ty lớn hơn. Hiện nay, nhân tài điều hành trẻ tại Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều, hứa hẹn cuộc đua thăng tiến cho ngành này khá lớn.

Mục tiêu cuối của Nhà điều hành

  • Tổ chức nhân sự
  • Vận hành doanh nghiệp
  • Rủi ro kinh doanh

và sự phát triển đi lên của công ty.

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Chân dung nhà QUẢN TRỊ SẢN XUẤT (Production Manager)
Khi các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, hoặc các bạn có cơ duyên muốn làm trong ngành sản xuất với vị trí quản lý hoặc một nhân viên bình thường mà chưa biết công việc cụ thể thế nào? Mục chọn nghề của huongnghiep.com.vn sẻ cho các bạn biết được điều này và nhiều ngành nghề khác đang tồn tại trong xã hội Việt Nam và thế giới.
Chân dung nhà QUẢN TRỊ HẬU CẦN (Logistics)
Cho đến nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng quản lý chuỗi cung ứng và quản lý hậu cần là một nên dùng hai thuật ngữ này thay thế cho nhau nhưng thực tế không phải vậy.