Nghề Kỹ sư cầu đường

Bạn muốn xây lên những ngôi nhà, bệnh viện, trường học hay một cây cầu từ chính bàn tay và trí óc của bạn? Hãy cùngTimViecNhanh khám phá những điều thú vị khi một ngày trở thành “Kỹ sư cầu đường”

Nghề Kỹ sư cầu đường

Công việc của kĩ sư cầu đường

Công việc của các kỹ sư Cầu đường có thể chia hai loại: Tư vấn thiết kế công trình và Giám sát thi công. Mỗi công việc có những đặc thù riêng như:

Kỹ sư tư vấn thiết kế cầu đường thường làm những phần việc sau: Khảo sát địa hình, địa chất, lập dự án nghiên cứu tính khả thi của công trình, tính toán, lập bản vẽ chi tiết… trước khi thi công một cây cầu hay một tuyến đường nào đó. Họ thường làm việc ở các trung tâm, ít phải đi xa và luân chuyển theo công trình như kỹ sư giám sát. Trung bình, mỗi năm chỉ phải đi từ 1 – 2 tháng. Trừ khi đảm nhận những dự án lớn thì phải đi lâu hơn, thậm chí phải thường trực ở công trình. Bởi, các công trình lớn thường xuyên thay đổi các chi tiết nên luôn cần 1 – 2 kỹ sư thường trực để chỉnh sửa thiết kế khi có thể.

Kỹ sư giám sát cầu đường: Công viêc là chịu trách nhiệm là hướng dẫn, giám sát và điều chỉnh cho công nhân. Nhưng thật ra cũng ăn ở và làm việc chẳng khác gì anh em công nhân. Họ chịu trách nhiệm chính về chất lượng công trình. Những phần việc phải làm là: Theo dõi tiến độ một công trình; Nghiệm thu xác nhận khi công trình bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn chất lượng. Yêu cầu nhà thầu đảm bảo những phần việc theo đúng hợp đồng. Kỹ sư giám sát có thể đề xuất những bất hợp lý trong quá trình tiến hành với chủ đầu tư để kịp thời sửa đổi…

Những điều kiện khi đến với nghề

Nếu bạn đến với nghề này thì việc xa nhà thường xuyên và quanh năm sống tạm bợ trong các lán trại, nghề kỹ sư Cầu đường đòi hỏi sức khỏe tốt và lòng say mê nghề nghiệp để có thể đối phó với những thay

Sự sáng tạo, óc tưởng tượng và một kiến thức tổng quan về xã hội thật vững cũng là điều kiện khi bạn đến với nghề này. Bạn phải nắm chắc chuyên môn, am hiểu thi công, am hiểu thiết kế, biết cách quản lý dự án và tính toán trên các hạng mục, đồng thời cũng phải có kiến thức về Luật pháp. Giao tiếp tốt và năng lực thuyết trình cũng là yêu cầu không thể thiếu nếu bạn muốn thuyết phục nhà đầu tư tin vào bản vẽ và dự án thiết kế thổi hồn sự sáng tạo của “nối đôi bờ”

Nghề hút nhân lực

Với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ cao trong thiết kế giao thông (cầu cống, đường xá, hầm) trong tương lai, “kỹ sư cầu đường” được dự báo sẽ tiếp tục là nghề “hút” nhân lực trong điều kiện sống.

Muốn theo ngành này thì học ở đâu?

Ở trong nước hiện nay cũng có nhiều trường đào tạo chuyên ngành này với tên gọi Xây dựng Cầu đường mà 2 trường hàng đầu là ĐH Giao thông Vận tải HN và TP. HCM. Hoặc các bạn có thể học tại khoa Cầu đường của các trường ĐH, CĐ khác như: ĐH Bách Khoa (HN, TP. HCM, Đà Nắng), ĐH Xây dựng, ĐH Thủy Lợi, ĐH Cần Thơ… Sau khi nhận xong tấm bằng “Kỹ sư cầu đường”, bạn có thể lựa chọn trở thành một kỹ sư tư vấn thiết kế hoặc kỹ sư giám sát thi công, tùy năng lực, sở thích hay thiên hướng nghề nghiệp.

Theo Huệ Tuyết - Timviecnhanh

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Ngành Xây dựng với nhiều triển vọng tươi sáng
CTCP Chứng Khoán FPT (FPTS) vừa công bố Báo cáo về ngành xây dựng, theo đó FPTS cho rằng trong thời gian tới các ngành Xây Dựng (dân dụng, công nghiệp, CSHT) đều có triển vọng tích cực.
Kỹ sư khoan - nghề “đi sau về sớm”
Ở các quốc gia phát triển, nghề kỹ sư khoan dầu khí (KSKDK) được biết đến với mức lương có thể lên đến hàng trăm nghìn USD hàng năm và được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ khác: chương trình đào tạo tốt, thời gian nghỉ ngơi tương đối dài, được đi nhiều nơi trên thế giới… Thật là một nghề hấp dẫn phải không? Trên thực tế, nghề KSKDK là một ngành nghề đặc biệt, mà chỉ những người trong nghề mới thực sự “vẽ” được bức tranh hoàn chỉnh về nghề này.