Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế game?

Dưới đây là một vài lời khuyên nhỏ cho những bạn yêu thích công việc này: 

Học lập trình

Code chính là ngôn ngữ của game, và một nhà thiết kế game biết code lúc nào cũng có những ý tưởng hợp lý hơn so với những người không biết. Xa hơn nữa, coding cho phép bạn tạo ra mod và prototypes riêng cho mình. Những nhà thiết kế game tương lai mà lại không biết kĩ năng cơ bản này cũng giống như những người nghĩ họ có thể thiết kế game nhưng lại không thể thực hiện được vì không có kinh nghiệm.

Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế game?

Tham gia Mod team

Việc này cho phép bạn tự mình làm game cũng như tự quảng bá chính mình. Bước tiếp theo là tham gia vào một mod team nào đó, dùng những khả năng của bạn để giúp họ hết mức có thể. Có 2 lợi thế rất lớn khi làm việc nhóm. Thứ nhất, tăng cường khả năng làm việc nhóm, giúp bạn biết được thế mạnh, khả năng tiềm ẩn của mình trong tập thể. Thứ 2, thế giới các moder rất rộng lớn và ngày càng phát triển. Một team chuyên mod game sẽ có cơ hội được cộng đồng phát triển game biết đến nếu công việc của họ ấn tượng.

 Mở rộng hiểu biết của bạn

Hãy viết thật nhiều. Viết về hàng nghìn chủ đề khác nhau, về cuộc sống, định mệnh, công lý, sự hi sinh… rất rất nhiều chủ đề cho phép bạn khai thác và viết cảm nhận của mình. Việc này sẽ giúp bạn tăng khả năng viết của mình rất nhiều và giúp bạn tích lũy được kinh nghiệm khi viết về game. Game cũng như mọi chủ đề khác thôi, chẳng thể nào bảo bạn trong một lúc phải cho ra 1 trang A4 về game bạn sắp làm trong khi bạn không có kinh nghiệm khai thác chủ đề, dàn ý và viết sao cho ai cũng có thể hiểu. Chỉ chơi game và chơi game không bao giờ đủ giúp bạn phát triển nó cả.

Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế game?

 Làm việc với AI và interface

Có 2 khu vực của bộ phận phát triển game không đòi hỏi kinh nghiệm trong việc “phát triển game” thực thụ: AI và interface. Bởi vì AI, giữ nhiệm vụ điều khiển những NPC trong thế giới game chiếm một phần rất lớn trong gameplay, bạn không thể thiết kế AI nếu chẳng biết gì về cuộc sống thực. Nếu bạn hoàn thành công việc của mình tốt, chắc chắn bạn sẽ được đề nghị một vị trí cao hơn, đó chỉ là vấn đề thời gian. Việc này còn rõ ràng hơn trong công việc thiết kế interface. Interface chính là phương tiện giao tiếp với gamer, nếu bạn là gamer giỏi, điều này sẽ càng thuận tiện hơn. Nói một cách đơn giản, thiết kế interface chính là thiết kế game. Có một sự thật khá tức cười là rất ít nhà phát triển game thích làm việc với interface. Họ thích thiết kế đồ họa và lập trình hơn. Do đó hãy xem đây như một lợi thế của mình để bắt đầu công việc.

Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế game?

Thiết kế một bản mở rộng (Expansion Pack)

Một hướng khác để tăng kinh nghiệm trong việc phát triển game là làm việc với các bản mở rộng. Một game nào đó khi ra đời đến lúc nào đó đạt đến giới hạn của nó, gamer chơi mãi rồi cũng sẽ khám phá hết, rồi họ chuyển sang chơi game khác nếu nhà phát triển game không tạo ra thứ gì đó tiếp theo để họ khám phá. Các bản mở rộng là cơ hội tốt cho bạn chứng tỏ đam mê của mình trong việc trở thành nhà thiết kế. Làm việc với những bản mở rộng tạo cho bạn một cơ hội tuyệt vời, ít rủi ro để chứng tỏ mình.

Tập trung vào những phản hồi

Thiết kế game gồm một phần tài năng trời phú và một phần kĩ năng rèn luyện mà có. Nếu bạn có tài không vẫn chưa đủ. Bạn cần rèn luyện thêm những kĩ năng phát triển game khác, và chỉ có một cách duy nhất: lắng nghe những phản hồi từ người dùng. Nếu bạn không lắng nghe chính người tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm bạn làm ra chẳng khác nào thứ vất đi. Hãy tự ép chính mình trong việc kiểm tra đối chiếu các phản hồi từ gamer, từ đó cải tiến sản phẩm. Kinh nghiệm phát triển game của bạn cũng từ đó mà được gia tăng.

Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế game?

Tâm sự người trong cuộc

Khi được hỏi lý do vì sao lại chọn thiết kế game, anh Vũ Phương – hiện đang là Lead Game Design công ty Emobigames. tâm sự: “Mình chọn ngành thiết kế game vì đầu tiên là đam mê, sở thích. Thứ hai, đây là một môi trường làm việc thân thiện và cạnh tranh, không gian làm việc thoải mái hơn rất nhiều so với các ngành khác. Thứ ba, nó đòi hỏi mình phải sáng tạo không ngừng nghỉ. Hơn nữa mặc dù gọi chung là thiết kế game nhưng trong đó có rất nhiều vị trí khác nhau như Gamedesign, Artist, Sound Design, Writer, Engineer (coder) nên các khả năng của bạn sẽ được khám phá và tận dụng triệt để nếu bạn có đam mê”.
 

Lê Quang Khải, designer của 3D Brigade cho biết: “Nghề thiết kế game ở Việt Nam không lâu nữa sẽ phát triển. Năng lực của chúng ta không phải là yếu so với các nước trên thế giới mà là do chưa có một sự đầu tư mạnh tay!”

Lời kết

Thiết kế game là một ngành khá mới mẻ và có tiềm năng phát triển nhanh và mạnh ở Việt Nam. Các bạn trẻ nếu tự cảm nhận thấy mình có năng lực và niềm yêu thích đặc biệt với ngành nghề này thì hãy đừng ngần ngại xây dựng con đường sự nghiệp lâu dài cho chính mình.

 

Theo designs.vn

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Hướng nghiệp ngành Công nghệ thông tin năm 2015
Thế kỉ 21 là thế kỉ của công nghệ và chạy đua công nghệ, không ai phủ nhận điều này. Bằng chứng là nếu có một chiếc điện thoại thông minh công nghệ mới nhất vừa ra lò, thì lập tức nó sẻ bị lỗi thời ngay trong vòng chưa đầy một tháng (thậm chí nhanh hơn). Vậy, vài năm nữa, thử hỏi ngành CNTT có “khát” nhân lực hay không?
Chân dung NHÂN VIÊN THIẾT KẾ (Designer)
Có khá nhiều vị trí tuyển dụng cho công việc thiết kế, từ thiết kế mỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, thiết kế ứng dụng, thiết kế 3D, thiết kế rập, thiết kế sáng tạo,… ở đây chúng ta gọi chung là nhân viên thiết kế.
Chân dụng một QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
Trong những năm gần đây, ngành Quản trị mạng được đào tạo khá tràn lan, điều nay dẫn đến nguy cơ Doanh nghiệp cần nhiều lao động mà Sinh viên tốt nghiệp thì vẫn cứ thất nghiệp. Cho đến nay, nghề này làm cho người học có cảm giác như đã bị bảo hòa và khó xin việc. Nhưng thực tế chưa hẵn như vậy.
Chân dung một LẬP TRÌNH VIÊN
Lập trình viên đang là một vị trí ổn định nhất khi mà sự phát triển bùng nổ của các thiết bị số đang ở thời điểm cao trào như hiện nay. Sự phát triển này kéo theo sự ra đời của nhiều những chương trình được viết sẵn đòi hỏi sự can thiệp của ngôn ngữ máy tính phức tạp, mà Lập trình viên là những người tạo ra chúng.
Chân dung NHÂN VIÊN TESTER/Kiểm thử phần mềm
Sự lớn mạnh của ngành Công nghệ điện tử - nhất là Công nghệ phần mềm kéo theo sự ra đời của nhiều sản phẩm phần mềm đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối trong từng thao tác. Đó là tiền đề để cho nghề Tester trở nên phổ biến từ những năm 1980.
Việt Nam thiếu gần 400.000 lao động CNTT vào năm 2020.
Theo khảo sát của Vụ CNTT, tổng cộng 400 trường đại học có chương trình đào tạo về CNTT trong nước chỉ có thể cung cấp khoảng 600.000 lao động trong ngành CNTT vào năm 2020. Trong khi đó, con số một triệu chuyên gia CNTT trong đề án mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010 là chưa đáp ứng đủ.