Chân dung CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ/PHÁP LÝ

(Huongnghiep.com.vn) – Hầu hết những doanh nghiệp hiện nay đều có một bộ phận chuyên trách về mặt pháp lý – ta vẫn biết đến với cái tên Luật sự. Vị trí Chuyên viên pháp chế pháp chế cũng có một nhiệm vụ tương tự, nhưng họ có khối lượng công việc lớn hơn, và thường họ được làm việc trong những công ty về mảng tài chính, chứng khoán là chủ yếu.

Giới thiệu chung

Chuyên viên pháp chế là người đại diện của công ty/tổ chức đó về mặt pháp luật và giúp nơi này hoàn thiện những thủ tục giấy tờ khác có liên quan (Các thủ tục về đầu tư, giải phóng mặt bằng và các thủ tục có liên quan để xin cấp phép cho một số hạng mục,…). Đôi khi, Chuyên viên pháp lý còn thay mặt Luật sư chuẩn bị những thủ tục có liên quan để tiến hành các hoạt động tố tụng khi sảy ra tranh chấp.

Chân dung CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ/PHÁP LÝ

Công việc của Chuyên viên pháp lý/pháp chế

  • Thực hiện các tác nghiệp tư vấn, hỗ trợ, phối hợp trong quá trình xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh
  • Quan hệ, làm việc với các ban ngành, các cơ quan Nhà nước thực hiện các hoạt động có liên quan
  • Trực tiếp soạn thảo, tham gia soạn thảo các dự thảo Hợp đồng của Công ty
  • Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Ban lãnh đạo
  • Tư vấn, giải quyết các vấn đề khác liên quan đến pháp lý có phát sinh trong quá trình hoạt động, kinh doanh của Công ty
  • Hướng dẫn, kiểm soát, thực hiện hoạt động cung cấp thông tin của công ty cho các cơ quan pháp luật hoặc cung cấp cho bên thứ ba.
  • Cảnh báo rủi ro pháp lý, phối hợp tổ chức các khóa đào tạo, phổ biến kiến thức pháp luật cho các bộ phận cần thiết

Môi trường công việc

Là một người thực thi pháp luật, đương nhiên Chuyên viên pháp chế phải đối mặt thường xuyên với các thủ tục giấy tờ hợp pháp của Nhà nước. Kiểm soát các hoạt động trong và ngoài nhằm đảm bảo cho công ty hoạt động trơn tru nên đòi hỏi sự đề cao cảnh giác với những chiêu trò của đối tác không lành mạnh. Chịu áp lực với ban lãnh đạo về tiến trình của công việc, đảm bảo sự chính xác, minh bạch trong các thủ tục hành chính… cũng là một áp lực không nhỏ. Tuy nhiên, một khi đã vững luật pháp, Chuyên viên pháp chế có thể linh hoạt trong cách xử lý của mình và cai quản công ty rất tốt.

Những tố chất cần thiết

Ngoài việc tốt nghiệp chuyên ngành Luật, Hành chính, am hiểu pháp luật, kinh nghiệm lâu năm, để trở thành một Chuyên viên pháp chế giỏi, bạn cần có những tốt chất kèm theo:

  • Tính cẩn thận, chính xác, chi tiết trong xử lý công việc.
  • Có kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm, thuyết trình và soạn thảo văn bản tốt
  • Có khả năng đàm phán, thuyết trình, thiết lập các mối quan hệ
  • Trung thực, trách nhiệm và chuyên nghiệp
  • Có khả năng thích ứng và chịu áp lực cao

Triển vọng nghề nghiệp

Ngoài am hiểu pháp luật, khả năng giải quyết vấn đề tốt, một mặt vị trí Chuyên viên pháp lý tỉ lệ thuận với tốc độ hình thành của các doanh nghiệp nên những sinh viên ra trường không phải có tìm việc. Chế độ đãi ngộ cao và công việc ổn định là ưu điểm của nghề này. Mặt khác, đây cũng là vị trí giúp bạn có rất nhiều các mối quan hệ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước và dễ lấy được nhiều thiện cảm từ phía ban lãnh đạo, điều này tạo cơ hội cho bạn trong tương lai nếu muốn chuyển sang kinh doanh hay thực hiện những công táo bạo mới việc mới.

Mục tiêu chính của Chuyên viên pháp lý/pháp chế

  • Thủ tục giấy tờ và pháp lý
  • Đảm bảo công ty hoạt động theo đúng pháp luật.
Đánh giá post này: