Khối B có ngành nào đào tạo ra làm cơ khí, máy móc không?

Bạn Đinh Phúc Trường, ở đia chỉ email: dinhphuc.997@gmail.com, có thắc mắc:

E thi một lúc 2 khối A, A1 thuộc 2 ngành khác nhau được không? Em muốn thi thêm khối B, nhưng không biết chọn ngành nào cho phù hợp cả, em chỉ thích làm việc với máy móc, cơ khí hay là xe cộ nhưng khối B em không tìm  thấy ngành nào phù hợp, huongnghiep.com.vn tư vấn giúp em một số ngành để em có thể lựa chọn không?

Khối B có ngành nào đào tạo ra làm cơ khí, máy móc không?

Huongnghiep.com.vn tư vấn:

Chào bạn Phúc Trường,

Về cơ bản, bạn thi 2 ngành khác nhau của khối A và A1 là hoàn toàn được. Nhưng hai khối này thi cùng một lúc nên bạn không thể hoàn thành được. Vì vậy, bạn nên chọn thi một khối, sau khi có điểm thi, bạn dùng số điểm đó xét tuyển vào ngành của khối còn lại trong trường hợp Trường cho phép xét tuyển.

Những ngành đào tạo khối B hay hướng về lĩnh vực nghiên cứu là chính, hoặc đơn giản là những ngành về công nghệ, ra trường hay làm việc chuyên sâu về hướng chuyên sâu, nghiên cứu là chính. Nếu bạn thích khối B, thì nên chọn những ngành thiên về công nghệ thì hay hơn. Còn nếu bạn sau này thích làm việc trong ngành cơ khí, máy móc, xe cộ,… thì không còn cách nào khác là phải thi khối A bạn nhé.

Chúc bạn thành công!

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Tư vấn mở xưởng cơ khí.
Mở xưởng không phải là một ý tồi. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một vài điều không nhỏ như sau
Kỹ thuật cơ khí – Ngành của sự đam mê, sáng tạo và kiên nhẫn
Theo số liệu dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động (Falmi) công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí - Luyện kim - Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Vì vậy, cơ hội việc làm của ngành này rất lớn.
Kỹ sư cơ khí – con đường nào dẫn đến thành công?
Theo (vungtaujobs.com) Là kỹ sư cơ khí mới tốt nghiệp bạn sẽ phát triển nghề nghiệp theo hướng nào?
Học ngành cơ khí chế tạo máy ra trường làm gì?
Cơ khí chế tạo máy được coi là trái tim của quá trình công nghiệp hóa và đang có tốc độ phát triển nhanh chóng. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ tăng cao, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người học. Kỹ sư chế tạo máy có thể đảm nhận việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí.