Chân dung một NHÂN VIÊN KINH DOANH (Sales)

(Huongnghiep.com.vn) - Khi bạn lang thang tìm việc ở đâu đó, bất chợt nhìn thấy một ngành nghề đang được tuyển dụng (nhân viên kinh doanh chẳng hạn!), bạn thấy mình phù hợp, muốn ứng tuyển và làm việc,…nhưng chưa hình dung công việc đó như thế nào?Làm những gì? Môi trường công việc ra sao? Có cơ hội thăng tiến hay không? v.v.. Huongnghiep.com.vn sẻ giúp bạn phát họa công việc đó một cách chi tiết. Chúng ta sẻ tiếp tục với công việc của một NHÂN VIÊN KINH DOANH ngay bây giờ.

Giới thiệu chung

Trở thành một nhân viên kinh doanh là một công việc đáng tự hào, mặt dù không cần quá nhiều kinh nghiệm và bằng cấp không phải là vấn đề quá lớn. Nhân viên kinh doanh là người trực tiếp bán ra sản phẩm của công ty và đảm bảo cho sự phát triển của công ty. Có thể nói, trong thời buổi kinh tế thị trường, người làm công tác kinh doanh là một bộ phận không thể thiếu. Hơn ai hết, đội ngũ những người làm công việc kinh doanh chiếm một số lượng đông đảo nhất trong hầu hết cơ cấu của bất cứ một công ty nào.

Chân dung một NHÂN VIÊN KINH DOANH (Sales)

Công việc của nhân viên kinh doanh

Tùy từng ngành hàng kinh doanh của mỗi kinh doanh, nhân viên kinh doanh có cách lập kế hoạch kinh doanh cho riêng mình. Công việc có thể kể đến như:

  • Tự lên kế hoạch kinh doanh cho chính mình
  • Tìm kiếm khách hàng
  • Bán sản phẩm
  • Chăm sóc khách hàng mỗi khi có cơ hội
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan giải quyết những công việc phát sinh
  • Khai thác thêm thị trường
  • Điều tra, nắm bắt và thu thập thông tin về tình hình thị trường, diễn biến thị trường, xu thế thị trường
  • Báo cáo thị trường hàng tuần/kế hoạch doanh số tuần tiếp theo
  • Hỗ trợ và tư vấn để đưa đến giải pháp tối ưu cho khách hàng
  • Quản lý và theo dõi công nợ của khách hàng mình phụ trách.

Môi trường công việc

Nhân viên kinh doanh luôn chịu áp lực về doanh số, công nợ về mảng kinh doanh do chính mình phụ trách. Người làm công việc này thường phải đưa ra những quyết định nhanh chóng mỗi khi có sự thắc mắc từ phía khách hàng. Mặt khác, nhân viên kinh doanh có một công việc rất linh hoạt, thường xuyên di chuyển nhiều, tiếp xúc với khách hàng thường xuyên. Ngoài ra, sự cạnh tranh cũng sản sinh ra những người làm kinh doanh giỏi, có nhiều kinh nghiệm, khả năng cầu tiến cao trong công việc. Người nhân viên kinh doanh giỏi phải là người giúp cho DN ngày một phát triển và có thể làm việc, thích nghi với môi trường, văn hóa của DN đó…
 

Những tố chất cần thiết

  • Cần mẫn, chịu khó, có duyên bán hàng
  • Có khả năng xử lý tình huống tốt với khách hàng
  • Giao tiếp tốt, có khả năng thuyết phục
  • Quan hệ xã hội rộng và biết tạo ra mối quan hệ
  • Nhiệt tình, chủ động trong công việc
  • Có tinh thần hợp tác
  • Thích nghi tốt với môi trường

Triển vọng nghề nghiệp

Ngoài những chế độ đãi ngộ của nhà nước, nhân viên kinh doanh có những ưu thế mà một số bộ phận khác “nằm mơ cũng không thấy”: Thu nhập không giới hạn (chế độ hoa hồng), thời gian thoải mái (làm việc bên ngoài công ty), quan hệ không giới hạn (tự do thông tin). Thậm chí, bạn chỉ cần đam mê kinh doanh là có thể tự tin với công việc này. Tuy nhiên, hạn chế của nghề này là sự ổn định trong công việc, hay nhảy việc khi không tìm thấy cảm hứng trong công việc. Nhưng bù lại, những hạn chế này sẻ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, tự tin hơn giao tiếp, tìm kiếm được nhiều đối tác có thể giúp ích bạn cho những công việc sau này.

Mục tiêu chính của nhân viên kinh doanh

và mang lợi nhuận về cho công ty.

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Chân dung người Quản lý bán hàng (Sales Manager)
Bán hàng là hoạt động mang tính sống còn của một doanh nghiệp. Để hàng hóa được lưu thông trôi chảy, điều tiên quyết là cần một nhà Quản lý bán hàng chuyên nghiệp và đầy đủ chuyên môn.