Nghề IT Business Analyst (BA) tại Việt Nam

BA hay chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm là khái niệm không còn xa lạ với những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam.

Xuất phát từ tình hình thực tế, đa phần các công ty về phần mềm ở Việt Nam vẫn chưa có sự đầu tư bài bản cho một đội ngũ BA chuyên nghiệp. Vị trí này thông thường sẽ do các chuyên viên phát triển phần mềm (developer) hay trưởng nhóm (team lead) kiêm nhiệm. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của dự án bởi lẽ với tư cách là “người thông dịch” giữa khách hàng và bộ phận công nghệ thông tin. Chuyên viên BA không chỉ là người được đào tạo về kiến thức chuyên môn trong công nghệ thông tin mà còn phải hội đủ các kỹ năng tổ chức, kỹ năng viết tài liệu, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lấy yêu cầu, phân tích, họ phải có tầm nhìn xa và khả năng giải quyết vấn đề phát sinh khi cần thiết.

Nghề IT Business Analyst (BA) tại Việt Nam

Nghề IT Business Analyst (BA).

Đảm nhiệm vai trò là người “bắt cầu” cho các dự án nên thử thách lớn nhất của BA chính là hiểu rõ được yêu cầu của khách hàng và đảm bảo sao cho quá trình vận chuyển thông tin đó đến với bộ phận lập trình được diễn ra suôn sẻ. Có rất nhiều trường hợp khách hàng là những người không có am hiểu về công nghệ thông tin thì lúc này, BA sẽ vừa là người tiếp nhận vừa là nhà tư vấn, đôi khi có thể đưa ra quyết định giúp khách hàng. Vì thế, khả năng giao tiếp và niềm đam mê công việc công với tư duy logic, cùng khả năng nhìn nhận và suy luận vấn đề tốt chính là những từ ngữ để miêu tả một BA chuyên nghiệp.

Tuy khó khăn nhưng cái mà BA có được chính là cơ hội được tiếp xúc với rất nhiều khách hàng thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, bổ sung thêm kiến thức nghiệp vụ khác nhau. Đây là môi trường cho những ai đam mê học hỏi để nâng cao năng lực và làm dày thêm vốn sống cho bản thân. Hơn thế nữa, trong những năm tới đây, do công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, nhu cầu tin học hóa của các doanh nghiệp sẽ ngày càng nhiều, điều này đồng nghĩa với việc vai trò của BA sẽ được trọng dụng, mang lại nguồn thu nhập cao và khả năng thăng tiến trong nghề.

Nghề IT Business Analyst (BA) tại Việt Nam

Nghề BA, lắm thử thách nhưng không thiếu cơ hội.

Tại Việt Nam, đa số những khóa đào tạo về BA chỉ dừng lại ở những kiến thức lý thuyết chuyên môn mà chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thực tế về nghề. Mang trong mình sứ mệnh đem đến những kiến thức nền tảng, những kỹ năng thực tiễn cùng các kinh nghiệm quý báu về nghề BA, công ty TNHH đào tạo và tư vấn BAC đã ra đời và trở thành đơn vị đào tạo BA chuyên nghiệp tại Việt Nam. BAC hướng đến sinh viên IT, nhân viên công nghệ thông tin, BA starter muốn nâng cao trình độ và những người có mong muốn tìm hiểu về nghề.

Với nhiều khóa đào tạo đa dạng, chuyên cung cấp nguồn nhân lực chuyên về nghề “phân tích nghiệp vụ phần mềm” cho các công ty phát triển phần mềm trong và ngoài nước như Open-Enrollment Programs (chương trình được thiết kế sẵn), Custom Programs hoặc đào tạo In-house và luyện thi chứng chỉ IIBA (CCBA, CBAP) cùng các dịch vụ tư vấn, xây dựng, phát triển tư liệu yêu cầu sản phẩm phần mềm và giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp và một đội ngũ giảng viên là những chuyên gia hàng đầu trong nghề với nhiều năm kinh nghiệm, BAC là địa chỉ đáng tin cậy để những ai quan tâm đến Business Analyst. Đây cũng là cơ hội tiếp cận và trở thành những nhân viên BA chuyên nghiệp trong tương lai.

Nghề IT Business Analyst (BA) tại Việt Nam

BA cần khả năng phân tích, nhìn nhận và suy luận vấn đề tốt.

HuongNghiepOnline/Theo tinkinhdoanh

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Hướng nghiệp ngành Công nghệ thông tin năm 2015
Thế kỉ 21 là thế kỉ của công nghệ và chạy đua công nghệ, không ai phủ nhận điều này. Bằng chứng là nếu có một chiếc điện thoại thông minh công nghệ mới nhất vừa ra lò, thì lập tức nó sẻ bị lỗi thời ngay trong vòng chưa đầy một tháng (thậm chí nhanh hơn). Vậy, vài năm nữa, thử hỏi ngành CNTT có “khát” nhân lực hay không?
Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế game?
Dưới đây là một vài lời khuyên nhỏ cho những bạn yêu thích công việc này:
Chân dung NHÂN VIÊN THIẾT KẾ (Designer)
Có khá nhiều vị trí tuyển dụng cho công việc thiết kế, từ thiết kế mỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, thiết kế ứng dụng, thiết kế 3D, thiết kế rập, thiết kế sáng tạo,… ở đây chúng ta gọi chung là nhân viên thiết kế.
Chân dụng một QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
Trong những năm gần đây, ngành Quản trị mạng được đào tạo khá tràn lan, điều nay dẫn đến nguy cơ Doanh nghiệp cần nhiều lao động mà Sinh viên tốt nghiệp thì vẫn cứ thất nghiệp. Cho đến nay, nghề này làm cho người học có cảm giác như đã bị bảo hòa và khó xin việc. Nhưng thực tế chưa hẵn như vậy.
Chân dung một LẬP TRÌNH VIÊN
Lập trình viên đang là một vị trí ổn định nhất khi mà sự phát triển bùng nổ của các thiết bị số đang ở thời điểm cao trào như hiện nay. Sự phát triển này kéo theo sự ra đời của nhiều những chương trình được viết sẵn đòi hỏi sự can thiệp của ngôn ngữ máy tính phức tạp, mà Lập trình viên là những người tạo ra chúng.
Chân dung NHÂN VIÊN TESTER/Kiểm thử phần mềm
Sự lớn mạnh của ngành Công nghệ điện tử - nhất là Công nghệ phần mềm kéo theo sự ra đời của nhiều sản phẩm phần mềm đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối trong từng thao tác. Đó là tiền đề để cho nghề Tester trở nên phổ biến từ những năm 1980.