Chân dung người Quản lý bán hàng (Sales Manager)

Bán hàng là hoạt động mang tính sống còn của một doanh nghiệp. Để hàng hóa được lưu thông trôi chảy, điều tiên quyết là cần một nhà Quản lý bán hàng chuyên nghiệp và đầy đủ chuyên môn.

Giới thiệu chung.

Theo wikipedia tiếng Việt: “Quản lý bán hàng có thể được định nghĩa là hoạt động quản trị của những người hoặc những nhóm người thực sự thuộc lực lượng bán hàng hoặc gồm những người liên quan đến hoạt động liên quan như: giao hàng; dịch vụ khách hàng; đội trưng bày; nhóm sales audit; trade marketing; bảo hành, bảo trì hoặc những người hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng nhằm triển khai việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh có liên quan. Nói cho dễ hiểu: Quản lý bán hàng tức là quản lý khâu bán hàng làm sao cho hàng hóa đó được bán ra theo một cách có lợi nhất và mang lại lợi nhuận cho công ty bằng những chuỗi hoạt động cụ thể dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh (pv).

Chân dung sales manager
Chân dung người Quản lý bán hàng (Sales Manager)

Ngày nay, quản lý hoạt động bán hàng đồng nghĩa với việc kết hợp giữa quản lý quan hệ với khách hàng và quản lý các hoạt động trước và sau khi bán hàng để chăm sóc cho khách hàng, từ việc tạo nhu cầu mua hàng đến việc phân tích kết quả bán hàng.

Công việc của người Quản lý bán hàng.

1- Thiết lập chiến lược phân phối

2- Thiết lập tổ chức lực lượng bán hàng

3- Thiết lập chính sách bán hàng, tuyển dụng

4- Lập kế hoạch bán hàng

5- Triển khai

6- Quản lý lực lượng bán hàng, khách hàng

7- Huấn luyện nâng cao kỹ năng

8- Đo lường, đánh giá hiệu quả bán hàng

Môi trường công việc.

Tùy thuộc vào công ty và lĩnh vực kinh doanh, người quản lý bán hàng được đảm nhận vị trí Quản lý kinh doanh miền (RSM) hoặc Quản lý kinh doanh khu vực (ASM). Công việc của người Quản lý bán hàng là phải chịu trách nhiệm với hội đồng quản trị công ty về tình hình kinh doanh của mặt hàng đó. Người đảm nhận vai trò này thường có rất nhiều mối quan hệ và khả năng phân tích, đánh giá biến động thị trường nhằm đưa ra những điều chỉnh hợp lý cho chiến lược bán hàng của mình. Họ cũng thường xuyên tiếp xúc với người tiêu dùng, đi nhiều nơi và thường xuyên có những cuộc họp nhóm với đội ngũ bán hàng của mình. Nếu là một nhà quản lý tốt, người Quản lý sẻ tạo môi trường làm việc tốt cho cả bản thân và đội ngủ nhân viên của mình và ngược lại. Cơ hội thăng tiến cho ngành này khá cao, thậm chí vị trí Điều hành doanh nghiệp không là quá xa vời một khi giá trị bản thân người quản lý tăng lên, lấy được lòng tin từ cấp trên và nhân viên, đội ngũ của mình.

Những tố chất cần thiết.

  • Có kỹ năng trong trưng bày sản phẩm hàng hóa
  • Kỹ năng trong giao tiếp bán hàng
  • Kỹ năng theo dõi, quản lý công nợ bán hàng
  • Kỹ năng thúc đẩy hiệu quả doanh số bán hàng
  • Kỹ năng lãnh đạo đội ngũ bán hàng
  • Kỹ năng đàm phán-thương lượng trong bán hàng
  • Kỹ năng xây dựng nhóm bán hàng thành công
  • Kỹ năng tạo động lực và vượt qua phản đối
  • Kỹ năng quản trị thời gian trong bán hàng

Triển vọng nghề nghiệp.

Hiện nay có rất nhiều những doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ ra đời, cơ hội cho vị trí này khá nhiều, đồng thời xát suất đào thải cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ. Để có thể đảm nhận vị trí này tốt và tự tin cho công tác điều hành, hầu hết bạn phải tốt nghiệp đại học trở lên hoặc có kinh nghiệm càng nhiều càng tốt trong công việc bán hàng của bạn trước đó. Chức danh bạn thường đảm nhận đó là Giám đốc, trưởng phòng, trưởng bộ phận,… hoặc cao hơn. Một khi đã mang lại thành tích đáng kể, bạn sẻ được săn đón cho những chức vụ cao hơn, công ty lớn hơn và có thể tự tay gầy dựng công ty riêng do chính mình quản lý.

Mục tiêu cuối của người quản lý bán hàng.

  • Hệ thống quản lý,
  • Quản lý hàng hóa,
  • Quản lý con người

và đạt lợi nhuận do công ty để ra.

huongnghiep.com.vn

2.5/5 - (2 bình chọn)