(Huongnghiep.com.vn) – Sự lớn mạnh của ngành Công nghệ điện tử – nhất là Công nghệ phần mềm kéo theo sự ra đời của nhiều sản phẩm phần mềm đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối trong từng thao tác. Đó là tiền đề để cho nghề Tester trở nên phổ biến từ những năm 1980.
Giới thiệu chung
Nhân viên Tester/Kiểm thử phần mềm là những người sử dụng kiến thức của mình, hoặc các thiết bị công nghệ hỗ trợ để trực tiếp can thiệp vào những sản phẩm nhằm phát hiện những điểm sai số, hoàn thiện ứng dụng đó đúng như thiết kế ban đầu trước khi sản phẩm đó có mặt trên thị trường. Liên quan đến các giai đoạn và các mục tiêu khác nhau trong kiểm thử phần mềm thì những vai trò khác nhau đã được thiết lập cho các nhà quản lý, trưởng nhóm kiểm thử, nhà phân tích kiểm thử, nhà thiết kế kiểm thử, Tester, nhà phát triển tự động hóa và quản trị viên kiểm thử.
Trong ngành công nghiệp phần mềm, vị trí của những Tester là tối quan trọng. Điều này giúp những nhà sản xuất đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất, vừa tiết kiệm chi phí trong quá trình hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm trong tương lai.
Công việc của nhân viên Tester
- Phân tích yêu cầu dự án phần mềm
- Lập kế hoạch test và thiết kế kịch bản test theo nghiệp vụ đã phân tích
- Chuẩn bị dữ liệu test
- Căn cứ vào kịch bản test, chạy thử phần mềm, phát hiện lỗi
- Quản lý và phân tích kết quả test đưa ra các giải pháp, để xuất tốt hơn
- Viết báo cáo, viết quy trình, hướng dẫn… test
- Tìm kiếm, nghiên cứu và cập nhật các công cụ mới có thể giúp ích việc kiểm thử sản phẩm thêm hiệu quả
- Dùng các thiết bị công nghệ hỗ trợ để test sản phẩm theo một tiêu chuẩn cho trước nhất định
…
Môi trường công việc
Công việc của những Tester là những tháng ngày miệt mài bên những phần mềm, cố gắng phát hiện ra những lỗi nhỏ nhất nếu có, vì thế, máy tính, phần mềm, đồng nghiệp là những người bạn thường xuyên của họ. Tuy nhiên, những công ty tuyển dụng vị trí Tester cũng là những thành viên có số má trong lĩnh vực CNTT, những tập đoàn lớn nên ít nhiều họ cũng được làm việc trong một môi trường năng động, trẻ trung, chuyên nghiệp và thân thiện. Áp lực thường sảy ra với nhóm người ở vị trí này đó chính là kiến thức của riêng họ. Lý do là họ phải là những chuyên gia giỏi trong việc hiểu biết các thiết bị công nghệ và chịu trách nhiệm với cấp trên bởi những sản phẩm mà mình đã test.
Những tố chất cần thiết
Ngoài việc phải là một người học chuyên ngành CNTT, giỏi về phần mềm, kinh nghiệm thì Nhân viên Tester cần hội tụ những tố chất như:
- Kỹ lưỡng, có đầu óc quan sát đến từng chi tiết
- Thích công việc tester và muốn gắn bó lâu dài
- Nhiệt tình, chủ động, sáng tạo; Chịu được áp lực và nhiều thử thách
- Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh
- Có kỹ năng làm việc nhóm
- Khả năng tự học hiểu công cụ mới cao
- Có khả năng tự nghiên cứu
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
…
Triển vọng nghề nghiệp
Nhân viên Tester là một nghề trong ngành CNTT rộng lớn, tuy nhiên vị trí của nghề này đang là một điểm sáng trong thời điểm hiện tại. Sự phát triển như vũ bảo của Công nghệ phần mềm khiến cho sự ra đời của nhiều công ty phần mềm chuyên đào tạo vị trí Tester, đây cũng là một lợi thế cho những ai thật sự ưu thích nghề này.
Một khi đã là một Tester, ngoài việc hưởng được những chế độ theo qui định, bạn còn có cơ hội được đào tạo thêm, phát triển, thăng tiến lên những vị trí cao như trưởng nhóm, nhà quản lý… Tất nhiên, đây là vị trí của những chuyên gia, kĩ sư cho nên thu nhập của một Tester cũng là đáng mơ ước từ 10 – 20 triệu/tháng tại Việt Nam và cao hơn từ các công ty quốc tế.
Mục tiêu chính của một Nhân viên Tester
- Phát hiện lỗi phần mềm
- Xếp loại ứng dụng dựa vào một tiêu chuẩn nhất định.