(Huongnghiep.com.vn) – Khi các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, hoặc các bạn có cơ duyên muốn làm trong ngành sản xuất với vị trí quản lý hoặc một nhân viên bình thường mà chưa biết công việc cụ thể thế nào? Mục chọn nghề của huongnghiep.com.vn sẻ cho các bạn biết được điều này và nhiều ngành nghề khác đang tồn tại trong xã hội Việt Nam và thế giới.
Giới thiệu chung
Một công ty tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, tất cả đều phải trải qua khâu sản xuất. Nhà quản trị sản xuất phải quản lý dây chuyền đó. Tức là quản lý bằng cách sử dụng các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu thô, con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác để chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong đó, có kể đến việc quản lý về mặt hoạch định, tổ chức, kiểm soát, lãnh đạo, động viên và phối hợp.
Công việc của Nhà quản trị sản xuất
Nhà quản trị sản xuất có thể được tuyển dụng bởi các vị trí về quản lý, quản đốc, tổ trưởng sản xuất trong Doanh nghiệp phụ trách nhiều hoặc rất nhiều những công việc sau:
- Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch điều phối nguyên liệu,
- Theo dõi tiến độ sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, kỳ hạn xuất hàng,
- Chỉ thị, đào tạo công nhân đạt kết quả sản xuất,
- Giải quyết, hỗ trợ các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất,
- Đề ra các phương án, cải tiến kỹ thuật,
- Giám sát tất cả các thông số sản xuất của các thiết bị, ghi nhận và kết hợp với các bộ,
phận nhằm khắc phục các sự cố sản xuất,
…
Môi trường công việc
Chịu nhiều áp lực trước Hội động quản trị hoặc Chủ doanh nghiệp về hiệu quả các hoạt động do mình quản lý. Thường xuyên có mặt ở nhà máy, phân xưởng, tiếp xúc với các thiết bị công nghệ phục vụ cho chuyên ngành. Một môi trường công việc hoàn hảo và chuyên nghiệp được tạo ra cho tất cả những ai có tầm nhìn và đầu óc chiến lượt.
Những tố chất cần thiết
- Sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, nhiệt tình,
- Có khả năng làm việc độc lập, chịu được áp lực cao trong công việc,
- Có khả năng phối hợp làm việc nhóm hiệu quả,
- Có đạo đức tốt, ham học hỏi & tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
- Có kinh nghiệm quản lý sản xuất, học đúng chuyên ngành là một lợi thế
- Có khả năng lãnh đạo và tuyển dụng,
…
Triển vọng nghề nghiệp
Việt Nam là nước đang phát triển mạnh, là nơi mà các doanh nghiệp sản xuất trên thế giới muốn đầu tư vào, vì thế nhu cầu tuyển dụng cho ngành này khá cao. Sinh viên tốt nghiệp ra trường có nhiều cơ hội nhận vào làm việc ở các công ty sản xuất nằm trong các khu công nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngoài việc đảm bảo đầy đủ chế độ theo qui định nhà nước, các nhà quản trị sản xuất tương lai trong nhiều công ty sản xuất còn được hưởng thêm về các khoản về doanh thu,phụ cấp và các chế độ đặc biệt của từng loại hình công ty. Mặt khác, công việc trên hứa hẹn một công việc ổn định lâu dài.
Mục tiêu chính của Nhà quản trị sản xuất
- Giám sát dây chuyền sản xuất, dịch vụ (lực lượng và công cụ sản xuất)
- Bảo đảm an toàn trong sản xuất
và cải tiến thiết bị kỹ thuật.