Chân dung nhà QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU (Brand Manager)

(Huongnghiep.com.vn) - Quản trị thương hiệu là một phần trong xu thế marketing hiện đại. Nghề Quản trị thương hiệu đang chiếm một khoảng trống lớn trên thị trường nhân lực Việt Nam. Người làm công tác quản trị thương hiệu vì thế rất được xem trọng.

Giới thiệu chung

Nhà Quản trị thương hiệu là một người ở giữa mọi người, là cầu nối giữa các đối tác bên trong lẫn bên ngoài công ty, từ bộ phận sản xuất, kỹ thuật, đến bán hàng, nhân sự, đại lý, cho đến các công ty quảng cáo, công ty nghiên cứu thị trường, quan hệ cộng đồng (PR), nhà tư vấn luật, các cơ quan báo chí truyền hình, cơ quan quản lý thương mại, văn hoá, các công ty tổ chức sự kiện, các tổ chức xã hội…

Chân dung nhà QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU (Brand Manager)

Công việc của nhà quản trị thương hiệu

Nhà quản trị thương hiệu được biết đến với nhiều vị trí khác nhau như Giám đốc thương hiệu; Giám đốc nhãn hàng; Chuyên viên quản trị thương hiệu; ... hoặc các công việc liên quan tới thương hiệu của một nhãn hàng, có đảm nhận nhiều hoặc rất nhiều những công việc sau:

  • Quản lý, thực hiện và kiểm soát các hoạt động marketing theo kế hoạch
  • Đề xuất với Giám Đốc Marketing việc hoạch định và phát triển chiến lược marketing
  • Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và đánh giá kết quả của các chương trình Marketing
  • Quản lý và sử dụng ngân sách Marketing
  • Định vị, duy trì, quản lý và phát triển thương hiệu
  • Triển khai thực hiện các kế hoạch, hoạt động quảng cáo, truyền thông, tài trợ cộng đồng

Môi trường công việc

Người làm công tác quản trị thương hiệu có một môi trường chuyên nghiệp đáng mơ ước.  Ngoài những chế độ đầy đủ theo pháp luật còn có những chế độ đãi ngộ hấp dẫn từ phía công ty. Công việc của họ luôn được tiếp xúc với những nhân vật quan trọng trong giới doanh nhân, cũng như có được mối quan hệ rộng rãi với các đối tác truyền thông. Tuy nhiên, chức vụ lớn đòi hỏi người làm quản trị thương hiệu phải có trách nhiệm lớn với công việc mình làm. Thường xuyên chịu áp lực với ban Giám đốc về việc duy trì giá trị thương hiệu của sản phẩm đó. Thường xuyên để mắt đến đối thủ cạnh tranh và không ngừng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm liên quan.

Những tố chất cần thiết

  • Kinh nghiệm là quan trọng
  • Quan hệ xã hội rộng
  • Khiêm tốn
  • Luôn sáng tạo và không ngừng đổi mới
  • Thấu hiểu nguời khác còn hơn chính mình
  • Hiểu biết nhất định về văn hoá, lịch sử, địa lý kinh tế và tâm lý học hành vi
  • Có khả năng thuyết phục
  • Nhanh nhạy chớp lấy thời cơ
  • Sành điệu trong phong cách

Triển vọng nghề nghiệp

Nghề quản trị thương hiệu đang chiếm một khoảng trống trên thị trường nhân lực, vì thế, khi đạt đến trình quản lý, nghề này sẻ là một nấc thang mới trong sự nghiệp của bạn. Thậm chí, bạn có thể phát triển một thương hiệu của riêng mình, đứng ra kinh doanh là không phải hiếm thấy. Thu nhập trung bình của nghề này từ 1500 – 2000USD/tháng và là 40.000 USD/năm tại Mỹ.nếu như bạn làm việc cho một công ty. Thậm chí, các chức vụ cao hơn trong lĩnh vực marketing sẻ nằm trong tay bạn nếu bạn xây dựng được thương hiệu bản thân.

Mục tiêu chính của nhà quản trị thương hiệu

  • Chắc chắn là giá trị thương hiệu sản phẩm
  • Nắm bắt thời cơ

và xây dựng thương hiệu bản thân.

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Digital Marketing - Nghề hot dành cho các bạn trẻ
Digital Marketing (hay gọi là Marketing trực tuyến) là hình thức tiếp thị các sản phẩm, xúc tiến bán hàng và PR công ty dịch vụ trên môi trường trực tuyến, bao gồm Internet và Mobile.
Viết blog thời trang - nghề kiếm triệu đô
Không chỉ được ngồi hàng ghế đầu các show diễn cùng sao hạng A hay thử trang phục, phụ kiện mới nhất, những cây bút danh tiếng còn kiếm được hàng triệu USD mỗi năm từ loạt bài viết về thời trang.
Marketing trực tuyến – Nghề không chỉ dành riêng cho “dân Marketing”
Sự phát triển của Internet đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Song song với các phương tiện truyền thông truyền thống như TV, radio, báo & tạp chí, thư từ…, các doanh nghiệp ngày nay đã nhanh chóng ứng dụng hình thức Marketing Trực Tuyến (TT) vào việc giới thiệu sản phẩm, xúc tiến bán hàng và PR công ty.
Chân dung một NHÂN VIÊN MARKETING (Markeing Executive)
Xưa nay, làm công tác marketing là đồng nhất với những nhiệm vụ và con người liên quan đến thị trường khách hàng. Ở đây chúng ta sẻ đề cập đến Nhân viên marketing để nói tới những người làm công tác marketing nói chung.