“5 năm tới, ngành kỹ thuật công nghệ cần nhiều nhân lực”

Đó là trích phát biểu của PGS, TS Phạm Văn Sơn – giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực, Bộ GD-ĐT vừa qua.

“5 năm tới, ngành kỹ thuật công nghệ cần nhiều nhân lực”

Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường trường ĐH Văn Lang trong giờ thí nghiệm.

Ông cho biết: “Nhu cầu nhân lực của nước ta đã được dự báo và phản ánh rất cụ thể trong Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2011. Trong Quy hoạch này đã chỉ rõ nhu cầu nhân lực của từng vùng, từng ngành, từng trình độ đào tạo. Hiện nay nước ta đã hội nhập sâu rộng với thế giới và vì vậy việc phát triển nhân lực cũng phải tính đến đào tạo “người công dân toàn cầu” để thích nghi và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước, khu vực và thế giới”

Ông nhận định: “ Theo các thông tin cập nhật và qua thực tiễn làm quy hoạch nhân lực, tôi thấy trong 5 năm tới nhu cầu nhân lực các ngành kỹ thuật công nghệ sẽ tăng lên, nhất là nhân lực kỹ thuật cho các khu kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp, các vùng mà nhà nước đang đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế.  

Tôi nghĩ các em học sinh chuẩn bị rời ghế nhà trường phổ thông trung học nên suy nghĩ, cân nhắc đúng để chọn cho mình một nghề vừa hợp với sở thích, khả năng, cá tính, giá trị song và phù hợp với xu hướng phát triển nghề nghiệp của thời kỳ hội nhập và nhu cầu nhân lực của xã hội trong thời kỳ đổi mới”

Ông khuyên là: “Để hiểu biết sâu rộng nghề nghiệp các em nên tìm hiểu thông tin từ các nhà tư vấn nghề nghiệp, các thầy cô giáo làm công tác hướng nghiệp, tham khảo ý kiến của cha mẹ, người thân, bạn bè và các anh chị đi trước. Các em không nên chọn nghề theo cảm tính, theo“ phong trào”. Có như vậy các em mới chọn được nghề tương lai phù hợp với mình và lúc đó các em sẽ yêu nghề đã chọn, có ý thức tự giác nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề và chắc chắn các em sẽ đạt kết quả cao trong nghề mình đã chọn.”

Huongnghiep Online tổng hợp

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Ngành Sinh học và Công nghệ sinh học khác nhau như thế nào?
Em năm nay chuẩn bị học lớp 12, em đang theo học khối B. Em rất thích học môn sinh học. Theo em tìm hiểu thì trường Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM có 2 ngành sinh học và ngành công nghệ sinh học. Em phân vân không biết rõ 2 ngành này khác nhau như thế nào, đặc điểm của 2 ngành này và cơ hội việc làm của 2 ngành
Con gái học Công nghệ kỹ thuật hoá học có dễ xin việc?
Em là sinh viên ngành Công nghệ hoá của ĐH Công nghiệp Hà Nội. Em đang có ý định thi lại ngành khác vì nghe nói ngành này rất độc hại và khó kiếm được việc làm
Ngành Công nghệ Hoá học và những vấn đề cần biết
Các sản phẩm của Công nghệ hóa học ngày nay đã trở nên thông thường tới mức nhiều khi bạn không còn nhận ra chúng nữa, như nước và không khí vậy. Chúng ta cùng tìm hiểu ngành này và cơ hội nghề nghiệp khi bước chân học ngành công nghệ hóa học
Tư vấn mở xưởng cơ khí.
Mở xưởng không phải là một ý tồi. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một vài điều không nhỏ như sau
Kỹ thuật cơ khí – Ngành của sự đam mê, sáng tạo và kiên nhẫn
Theo số liệu dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động (Falmi) công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí - Luyện kim - Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Vì vậy, cơ hội việc làm của ngành này rất lớn.
Kỹ sư cơ khí – con đường nào dẫn đến thành công?
Theo (vungtaujobs.com) Là kỹ sư cơ khí mới tốt nghiệp bạn sẽ phát triển nghề nghiệp theo hướng nào?