Ngành quản ký khách sạn

Ngành quản ký khách sạn: Tìm hiểu nhu cầu nhân sự trong những năm gần đây cùng cơ hội nghề nghiệp cũng như các địa chỉ đào tạo ngành quản lý khách sạn tại Việt Nam.

Nhu cầu nguồn nhân lực với ngành quản lý khách sạn

Cùng với sự lớn mạnh của ngành du lịch Việt Nam, hoạt động kinh doanh khách sạn có những bước phát triển mới, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều bạn trẻ và góp phần hiệu quả cho việc quảng bá hình ảnh đất nước. Theo xu hướng đó, nghề quản lý khách sạn đang trở thành một nghề nóng. Người quản lý khách sạn là người lập kế hoạch kinh doanh, giám sát và điều hành việc hoạt động của khách sạn.

Thị trường du lịch và khách sạn tại Việt Nam được đánh giá là tiềm năng khi luôn nằm trong nhóm dẫn đầu những địa điểm du lịch trên thế giới. Hiện có rất nhiều tập đoàn đầu tư và quản lý quốc tế quan tâm đến thị trường khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng 5 sao ở Việt Nam, trong đó có thể kể đến như Accor, Hilton, tập đoàn Starwood hay InterContinental Hotels Group (IHG).

Ngành quản ký khách sạn

Học ngành Quản lý khách sạn ở đâu tốt? Nhu cầu nhân sự?

Tại Việt Nam, chỉ cần nhìn vào đà tăng trưởng lượng du khách trong nước và quốc tế để thấy nguồn nhân lực nắm giữ vị trí quản lý trong các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng ngày càng được quan tâm đặc biệt. Tính đến nay, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là mã ngành được khá nhiều cơ sở đào tạo triển khai. Tuy nhiên, quản trị khách sạn là mã ngành khá mới mẻ. Nhu cầu nguồn nhân lực lớn, trong khi việc đào tạo Quản trị khách sạn tại Việt Nam còn nhiều hạn chế về số lượng và cả chất lượng.

Học quản lý khách sạn ra trường sẽ làm gì?

- Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các bộ phận nhân sự như lễ tân, phục vụ, nhà bếp, kế toán v.v...

- Phân công công việc, nhiệm vụ, phối hợp các nguồn lực, khởi xướng các kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển thị trường.

- Thực hiện các chương trình phát triển nhân sự.

- Kiểm soát ngân sách và các chi phát hoạt động khác.

- Đảm bảo việc thực hiện và tuân thủ các quy định về khách sạn do Nhà nước đặt ra.

- Chỉ đạo việc quảng bá hình ảnh của khách sạn thông qua các hoạt động quảng cáo, PR...

* Trong những khách sạn lớn, người quản lý khách sạn có thể chuyên sâu vào từng mảng công việc cụ thể trong khách sạn.

Cơ hội nghề nghiệp khi học ngành quản lý khách sạn

Với nhu cầu ngày càng cao của ngành Du lịch Việt Nam, kết hợp cùng xu hướng hội nhập quốc tế mạnh mẽ, Quản trị khách sạn được dự đoán là ngành học rất cần nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới. Người quản lý khách sạn làm việc không theo thời gian hành chính với áp lực công việc cao. Họ luôn tiếp xúc với nhiều người, giải quyết các vấn đề với khách hàng khó tính và sẵn sàng bị gọi nếu có việc gì quan trọng xảy ra. Với sự phát triển của loại hình khách sạn, khu nghỉ dưỡng, resort v.v... tại Việt Nam, đây là nghề có tiềm năng phát triển lớn. Sinh viên sau tốt nghiệp chương trình cử nhân Quản trị khách sạn có thể tự tin đảm nhận nhiều vị trí tại các cơ sở kinh doanh và quản trị khách sạn như:

* Đảm nhận công việc trong các bộ phận của một khách sạn – nhà hàng từ 3-5 sao như: Tiền sảnh – lễ tân, bộ phận Phòng, Ẩm thực, Bếp, Hội nghị yến tiệc, Nhân sự, Tài chính – kế toán, Kinh doanh – tiếp thị.

* Công tác tại các vị trí quản lý dịch vụ tại khách sạn như: bộ phận Tiền sảnh (Front Office), quản lý bộ phận Nhà hàng (Food & Beverage) và quản lý bộ phận Phòng (Housekeeping) trong các khách sạn và nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

* Trở thành cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.

* Công tác tại các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí với các vị trí quản lý, hành chính, nhân lực, tài chính, marketing,...

* Phẩm chất và kỹ năng cần thiết

* Kỹ năng tổ chức công việc và đàm phán tốt.

* Kỹ năng thuyết trình, giải thích vấn đề thấu đáo, rành mạch

* Có tính cách hướng ngoại

* Khả năng giao tiếp tốt

* Chịu được sức ép của công việc

Một số địa chỉ đào tạo ngành quản trị kinh doanh, du lịch & khách sạn

Bạn có thể học nghề này tại các trường có ngành đào tạo về quản trị kinh doanh, du lịch và khách sạn. Tham khảo chi tiết danh sách các trường tại đây. Dưới đây là danh sách các trường Đại học, Cao đẳng tại khu vực các tỉnh và thành phố phía Bắc có đào tạo các chuyên ngành thuộc nhóm ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạ.

Danh sách các trường đào tạo ngành Quản lý khách sạn khu vực phía Bắc:

Danh sách các trường đại học đào tạo ngành quản lý khách sạn

Tên trường

Tên ngành, chuyên ngành

Trường Đại học Hà Nội

- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng tiếng Anh)

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

- Quản trị kinh doanh Du lịch và Khách sạn
- Quản trị Lữ hành

- Quản trị khách sạn

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

- Ngành Việt  Nam học (Văn hoá Du lịch)

Viện Đại học Mở Hà Nội

- QTKD du lịch, khách sạn
- Hướng dẫn du lịch

Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung (Hệ CĐ)

- Việt Nam học (chuyên ngành Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch)

Trường Đại học Đông Đô

- Quản trị du lịch
- Việt Nam học (Văn hóa du lịch)

Trường Đại học Phương Đông

- Quản trị du lịch

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

- Du lịch

Trường Đại học Kinh tế - Quản trị kinh doanh (ĐH Thái Nguyên)

- QTKD Du lịch và Khách sạn

Trường Đại học Hải Phòng

- Việt Nam học (Văn hóa du lịch)

Trường Đại học Hồng Đức

- Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch)

Trường Đại học Hoa Lư

- Việt Nam học (Văn hóa – Du lịch)

Trường Đại học Sao Đỏ (Hệ CĐ)

 

- Việt Nam học (Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch)

- Ngoại ngữ du lịch

Trường Đại học Chu Văn An

- Việt Nam học (chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch)

Trường Đại học Dân lập Hải Phòng

- Văn hóa du lịch

Trường Đại học Dân lập Lương Thế Vinh

- Việt Nam học (chuyên ngành Văn hoá du lịch)

Trường Đại học Thành Đô

- Việt Nam học (Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch)

Trường Đại học Vinh

- Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch)

Danh sách các trường cao đẳng đào tạo ngành quản lý khách sạn:

Tên trường

Tên ngành, chuyên ngành

Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

- QTKD Khách sạn
- QTKD Lữ hành
- QTKD Nhà hàng
- Tài chính kế toán Du lịch
- Việt Nam học (CN Hướng dẫn du lịch)

Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật thương mại

- Quản trị khách sạn (gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh khách sạn – du lịch; Quản trị kinh doanh nhà hàng; Quản trị chế biến món ăn)

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

- Việt Nam học (chuyên ngành Văn hoá du lịch)

Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội

- Việt Nam học (Văn hóa du lịch)

Trường Cao đẳng Bách nghệ Tây Hà

- Việt Nam học (chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch)

Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics

- Việt Nam học (Chuyên ngành Văn hóa du lịch)

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Khách sạn và Du lịch

- QTKD (Gồm các CN : QTKD Nhà hàng, QTKD Khách sạn, QTKD Du lịch)
- Việt Nam học (CN Hướng dẫn du lịch)
- Công nghệ nấu ăn (CN Kỹ thuật chế biến món ăn
- Tiếng Anh (CN Du lịch và Lễ tân)

Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch

- QTKD (Chuyên ngành QTKD Khách sạn, QTKD Nhà hàng, Quản trị chế biến sản phẩm ăn uống, Quản trị du lịch lữ hành)
- Việt Nam học: (Hướng dẫn du lịch, Tiếng anh du lịch)

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long

- Quản trị Khách sạn
- Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Việt Nam học (chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch)

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc

- Việt Nam học (Chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch)

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Du lịch Yên Bái

- Việt Nam học (Chuyên ngành Văn hoá Du lịch)

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An

- Việt Nam học (chuyên ngành Hướng dẫn viên Du lịch)

Danh sách các trường đào tạo ngành Quản lý khách sạn khu vực phía Nam:

Dưới đây là danh sách các trường Đại học, Cao đẳng tại khu vực các tỉnh và thành phố phía Namcó đào tạo các chuyên ngành thuộc nhóm ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn

Danh sách các trường Đại học đào tạo ngành quản lý khách sạn khu vực phía Nam

Tên trường

Tên ngành, chuyên ngành

Trường Đại học Tài chính - Marketing

- QTKD (Chuyên ngành Du lịch lữ hành, Quản trị nhà hàng khách sạn)

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

- QTKD nhà hàng khách sạn
- Việt Nam học (Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch)

Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

- QTKD (Chuyên ngành Kinh doanh du lịch)

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

- Du lịch

Trường Đại học Văn hóa TP.HCM

- Việt Nam học (có 3 chuyên ngành: Hướng dẫn du lịch; Thiết kế và điều hành chương trình du lịch; Quản lý du lịch)

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

- QTKD (các chuyên ngành: Quản trị lữ hành và hướng dẫn viên du lịch; Quản trị khách sạn, resort, condominium; Quản trị nhà hàng – dịch vụ ăn uống; Quản trị nhà bếp – kĩ thuật nấu ăn)

Trường Đại học Hùng Vương

- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ TP.HCM

- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

- Quản trị khách sạn

- Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM

- QTKD (chuyên ngành: Quản trị du lịch; Quản trị khách sạn nhà hàng)

Trường Đại học Văn Hiến

- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Trường Đại học Văn Lang

- Quản trị khách sạn

- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Trường Đại học Hoa Sen

- Quản trị khách sạn

- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

- Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

Khoa Du lịch - ĐH Huế

- Du lịch học (có các chuyên ngành: Kinh tế du lịch, Quản lí lữ hành và hướng dẫn du lịch)
- QTKD (các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh du lịch, Tổ chức và quản lí sự kiện, Truyền thông và marketing du lịch dịch vụ, Thương mại điện tử du lịch dịch vụ)

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà nẵng

- Việt Nam học (Văn hóa du lịch)

Trường Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng

- Quản trị kinh doanh Du lịch và dịch vụ

Trường Đại học Đà Lạt

- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Trường Đại học dân lập Duy Tân

- Quản trị Du lịch và khách sạn
- Quản trị du lịch lữ hành

Trường Đại học Dân lập Phú Xuân

- QTKD (Chuyên ngành QTKD Du lịch)
- Việt Nam học (gồm 2 chuyên ngành Địa lý du lịch; văn hoá du lịch

Trường Đại học dân lập Yersin Đà Lạt

- QTKD (các chuyên ngành: Quản trị Nhà hàng – Khách sạn; Quản trị Lữ hành)

Trường Đại học An Giang

- Việt Nam học (Văn hóa du lịch)

Trường Đại học Cần Thơ

- Việt Nam học (chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch)

Trường Đại học Đồng Tháp

- Việt Nam học (Văn hóa du lịch)

Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu

- QTKD (chuyên ngành Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn)

Trường Đại học Bình Dương

- Việt Nam học (Du lịch)

Trường Đại học Dân lập Cửu Long

- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Trường Đại học Dân lập Lạc Hồng

- QTKD (chuyên ngành Quản trị du lịch)
- Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch)

Trường Đại học Tây Đô

QTKD (chuyên ngành QTKD Du lịch)

- Việt Nam học (chuyên ngành du lịch)

Trường Đại học Võ Trường Toản

- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Danh sách các trường Cao đẳng đào tạo ngành quản lý khách sạn khu vực phía Nam

Tên trường

Tên ngành, chuyên ngành

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

- QTKD (chuyên ngành QTKD Nhà hàng Khách sạn)

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM

- Việt Nam học (Văn hóa du lịch)

Trường Cao đẳng Bách Việt

QTKD (chuyên ngành Quản trị du lịch lữ hành, Quản trị nhà hàng khách sạn)

Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành

- Việt Nam học (chuyên ngành du lịch)

Trường Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TP.HCM

- QTKD (chuyên ngành QTKD Du lịch)

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn

- Việt Nam học (hướng dẫn du lịch)
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

- Quản trị khách sạn

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang

- Việt Nam học (Hướng dẫn viên du lịch)

Trường Cao đẳng Thương mại

- QTKD (chuyên ngành Quản trị du lịch - khách sạn)

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

- Việt Nam học (Văn hóa du lịch)

Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang

- Việt Nam học (Hướng dẫn viên du lịch)

Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế

- Việt Nam học (Văn hóa du lịch)

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

- Việt Nam Học (Chuyên ngành: Hướng dẫn viên du lịch tiếng Việt, Anh, Pháp, Trung, Nhật, Nga, và tiếng Hàn)
- Quản trị kinh doanh (chuyên ngành: Khách sạn - Nhà hàng, Lữ hành, An ninh khách sạn)

Trường Cao đẳng Công Kỹ nghệ Đông Á

- Việt Nam học (hướng dẫn du lịch)

Trường Cao đẳng Tư thục Đức Trí

- QTKD (chuyên ngành Quản trị du lịch)

Trường Cao đẳng Bến Tre

- Việt Nam học (Văn hóa du lịch)

Trường Cao đẳng Cần Thơ

- Việt Nam học – Văn hóa du lịch

 

HuongNghiepOnline/Theo Infonet

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Spa - Nghề triển vọng
Như một trào lưu đón đầu “nghệ thuật hưởng thụ cuộc sống”, hàng loạt spa lớn nhỏ được ra đời. Nhưng kinh doanh spa chưa bao giờ đơn giản. Ngoài sự đào thải thông thường, những ai trụ lại được cần phải đạt đến nghệ thuật đầu tư. Spa thế hệ mới đã báo hiệu những thử thách mới cho dù là manh nha ý tưởng.