Chân dung NHÂN VIÊN THIẾT KẾ (Designer)

(Huongnghiep.com.vn) - Có khá nhiều vị trí tuyển dụng cho công việc thiết kế, từ thiết kế mỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, thiết kế ứng dụng, thiết kế 3D, thiết kế rập, thiết kế sáng tạo,… ở đây chúng ta gọi chung là nhân viên thiết kế.

Giới thiệu chung

Nhân viên thiết kế hiện nay hầu hết đều dựa vào sản phẩm CNTT để hoàn thành công việc của mình. Đó là các chương trình được viết sẵn với những công cụ hỗ trợ chuyên biệt, mà chỉ có thấu hiểu mới có thể trở thành một nhà thiết kế tài ba. Vị trí nhân viên thiết kế của một công ty là khá quan trọng. Hầu hết những sản phẩm tạo ta trước tiên đều qua tay của những nhà thiết kế. Đây hoàn toàn là một công việc khá thú vị và đòi hỏi tính sáng tạo cao. Năng khiếu mỹ thuật cũng là một điều bắt buộc.

Chân dung NHÂN VIÊN THIẾT KẾ (Designer)

Công việc của Nhân viên thiết kế

Ngoài công việc chính là thiết kế, nhân viên thiết kế còn có những công việc quan trọng không kém khi đầu quân cho công ty và đáp ứng yêu cầu của họ:

  • Đóng góp ý kiến sáng tạo trước khi thiết kế chi tiết
  • Đưa ra các ý tưởng thiết kế bằng bản vẽ tay(vẽ phát thảo)
  • Ngoài việc thiết kế sáng tạo đôi khi thiết kế theo yêu cầu
  • Chỉ đạo công nhân chế tạo và thi công các công trình theo bản thiết kế
  • Phối hợp với Phòng Marketing, lên ý tưởng cho từng loại sản phẩm phù hợp với từng chương trình

Môi trường công việc

Nhân viên thiết kế vốn là những đầu óc sáng tạo, cho nên họ luôn tìm cách làm cho xung quanh mình trở nên hấp dẫn, ở đây có cả sự chuyên nghiệp cao và năng động. Việc vùi đầu vào máy tính và đầu tư vào những chi tiết rất nhỏ khiến đội ngũ này căng thẳng về đầu óc. Khó khăn nhất của họ đó chính là áp lực về thời gian và sản phẩm đầu ra đảm bào được chất lượng; Chịu trách nhiệm mỹ thuật cho các sản phẩm, dịch vụ của Công ty trước khi đưa ra công chúng, người sử dụng. Đó cũng là nhiệm vụ mà sếp của họ hay đặt ra.

Tùy từng vị trí thiết kế khác nhau mà mỗi nhân viên thiết kế có nhiệm vụ và công việc chịu ít hay nhiều áp lực. Tuy nhiên họ có rất nhiều thời gian thư giãn cho mình sau khi hoàn thành công việc nhất định, chứ không giống như sự bận rộn của nhiều vị trí khác.

Những tố chất cần thiết

Ngoài việc là một tay thiết kế có hạng, nhân viên thiết kế ngày nay cần hội tụ thêm những yêu tố để trở nên giỏi hơn:

  • Có óc sáng tạo, phân tích, tổng hợp, logic tốt
  • Cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm cao
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Khả năng đọc, hiểu tiếng anh
  • Kỹ năng làm việc dưới áp lực công việc cao
  • Nhạy bén với thị trường là một ưu thế

Triển vọng nghề nghiệp

Tùy vào nhiều vị trí tuyển dụng thiết kế, các nhà thiết kế có nhiều mức độ lương khác thông thường dao động từ 5-12 triệu/tháng. Nhiều chế độ phúc lợi xã hội mở rộng hấp dẫn được trả cho vị trí này. Mặt khác, nhân viên thiết kế còn có cơ hội thăng tiến cao hơn nếu có khả năng về quản lý và thể hiện được năng lực trong quá trình làm việc. Ngoài ra, việc bạn đã là một nhà thiết kế, nếu chưa muốn hoặc chưa đầu quân cho một công ty nào đó thì bạn hoàn toàn có thể đảm bảo cuộc sống của mình bằng nhiều cách như thiết kế ngoài thời gian (có thể là nhận mẫu thiết kế theo yêu cầu) hoặc tự thiết kế để bán ý tưởng ra bên ngoài. Thu nhập từ khoản này là rất khá.

Sinh viên ngành thiết kế ra trường trong giai đoạn này có rất nhiều cơ hội làm việc vì họ được đào tạo bài bản từ những đơn vị có tiếng trên thế giới, các công ty chuyên về thiết kế ngày càng du nhập nhiều vào Việt Nam.

Mục tiêu chính của Nhân viên thiết kế

  • Thiết kế mẫu sản phẩm theo yêu cầu hoặc sáng tạo
  • Chất lượng sản phẩm thiết kế.
  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Hướng nghiệp ngành Công nghệ thông tin năm 2015
Thế kỉ 21 là thế kỉ của công nghệ và chạy đua công nghệ, không ai phủ nhận điều này. Bằng chứng là nếu có một chiếc điện thoại thông minh công nghệ mới nhất vừa ra lò, thì lập tức nó sẻ bị lỗi thời ngay trong vòng chưa đầy một tháng (thậm chí nhanh hơn). Vậy, vài năm nữa, thử hỏi ngành CNTT có “khát” nhân lực hay không?
Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế game?
Dưới đây là một vài lời khuyên nhỏ cho những bạn yêu thích công việc này:
Chân dụng một QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
Trong những năm gần đây, ngành Quản trị mạng được đào tạo khá tràn lan, điều nay dẫn đến nguy cơ Doanh nghiệp cần nhiều lao động mà Sinh viên tốt nghiệp thì vẫn cứ thất nghiệp. Cho đến nay, nghề này làm cho người học có cảm giác như đã bị bảo hòa và khó xin việc. Nhưng thực tế chưa hẵn như vậy.
Chân dung một LẬP TRÌNH VIÊN
Lập trình viên đang là một vị trí ổn định nhất khi mà sự phát triển bùng nổ của các thiết bị số đang ở thời điểm cao trào như hiện nay. Sự phát triển này kéo theo sự ra đời của nhiều những chương trình được viết sẵn đòi hỏi sự can thiệp của ngôn ngữ máy tính phức tạp, mà Lập trình viên là những người tạo ra chúng.
Chân dung NHÂN VIÊN TESTER/Kiểm thử phần mềm
Sự lớn mạnh của ngành Công nghệ điện tử - nhất là Công nghệ phần mềm kéo theo sự ra đời của nhiều sản phẩm phần mềm đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối trong từng thao tác. Đó là tiền đề để cho nghề Tester trở nên phổ biến từ những năm 1980.
Việt Nam thiếu gần 400.000 lao động CNTT vào năm 2020.
Theo khảo sát của Vụ CNTT, tổng cộng 400 trường đại học có chương trình đào tạo về CNTT trong nước chỉ có thể cung cấp khoảng 600.000 lao động trong ngành CNTT vào năm 2020. Trong khi đó, con số một triệu chuyên gia CNTT trong đề án mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010 là chưa đáp ứng đủ.