Thành tỷ phú nhờ chế tạo robot giúp người tàn tật

Yoshiyuki Sankai, nhà sáng lập và giám đốc sản xuất công ty sản xuất người máy Cyberdyne, đã chính thức gia nhập hàng ngũ các tỷ phú của Forbes với giá trị tài sản 1 tỷ USD.

Tiến sĩ của Đại học Tsukuba này đã phát minh ra một bộ quần áo người máy với tên gọi HAL (Hybrid Assistive Limb), cho phép nâng một người lên dễ dàng hay hỗ trợ những cá nhân có vấn đề về cơ bắp.

Tại Nhật Bản, công ty cho thuê HAL cho các bệnh viện và nhà dưỡng lão. Hệ thống này sẽ nhận ra dấu hiệu hoạt hóa của các cơ bắp con người phát ra từ bộ não để giúp người bệnh cử động dễ dàng hơn.

Thành tỷ phú nhờ chế tạo robot giúp người tàn tật

Bộ quần áo người máy với tên gọi HAL.

Có khoảng 470 bộ quần áo người máy này hiện đang được sử dụng tại các cơ sở y tế. Mặc dù khá cồng kềnh (khoảng 36 kg) và đắt đỏ (khoảng 150.000 USD), Sankai vẫn đang phát triển bộ quần áo này trở nên hiệu quả hơn và ít chi phí hơn trong thời gian tới. "Tôi hy vọng những bộ quần áo này sẽ được mọi người coi như những chiếc kính mắt. Kính được sử dụng cho phép người có thị lực hạn chế nhìn tốt hơn, nhưng bây giờ chúng cũng trở thành những món phụ kiện thời trang", Sankai chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với một tờ báo của Nhật Bản.

Thành tỷ phú nhờ chế tạo robot giúp người tàn tật

Tiến sĩ Yoshiyuki Sankai.

Tiến sĩ Sankai, 56 tuổi, bắt đầu chế tạo robot từ rất sớm. Khi học cấp 2, ông đã đọc cuốn "I, Robot" của Isaac Asimov và thử nghiệm với những con ếch và dòng điện. Ông tiếp tục hoàn thành luận án tiến sĩ về kỹ thuật của Đại học Tsukuba, nơi ông nghiên cứu về các cơ quan nhân tạo. Sankai tạo ra nguyên mẫu đầu tiên cho HAL vào năm 1997 và thành lập Cyberdyne vào năm 2004, khi ông có một sản phẩm bán ra thị trường. Năm 2005, Sankai chi 15 triệu USD để xây dựng một trung tâm nghiên cứu và sản xuất 2.000 m2 gần Tokyo và bắt đầu quá trình cấp giấy chứng nhận ở châu Âu. Dự án của công ty trong 2015 sẽ ngày càng được mở rộng, nhờ vào khoản trợ cấp của chính phủ để phát triển robot phức tạp hơn cho thị trường dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngày càng tăng của đất nước này. Forecaster SNS Research dự đoán rằng, năm nay thị trường thiết bị đeo trên người sẽ kiếm được gần 20 tỷ USD doanh thu và dự kiến sẽ tăng trưởng gần 40% trong vòng 6 năm tới. Cùng với đó, Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản đã công bố các kế hoạch tiến hành một cuộc thi Olympics Robot cùng với các trò chơi mùa hè trong năm 2020 tại Tokyo.

(Theo Thu Hương/Diễn đàn Đầu tư)

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Công ty Du học Thái Bình Dương: Uy tín nhất Việt Nam với gần 20 năm kinh nghiệm
Trở thành thành viên chính thức của tổ chức Giáo dục quốc tế (2003) và nhận được nhiều giải thưởng, chứng nhận khác về lĩnh vực du học chuyên nghiệp, Công ty Du học Thái Bình Dương đã sớm khẳng định “sức mạnh” của mình trong lĩnh vực du học
Muốn làm chủ doanh nghiệp, phải có 5 kỹ năng này
Nếu bạn đang quản lý những doanh nghiệp nhỏ, hoặc đang có ý định xây dựng một doanh nghiệp cho riêng mình, hãy tham khảo những kỹ năng mà bạn nên có.
“Đừng viển vông nữa con à”
Ngày còn đi học, tôi rất thích chơi thể thao và ao ước sau này sẽ trở thành một vận động viên, bố bảo: “Đừng viển vông nữa con à”.
Khủng hoảng việc làm ngày càng nghiêm trọng
Cộng đồng quốc tế cần khẩn trương tìm cách tạo cơ hội việc làm nếu không sẽ phải đương đầu với nguy cơ căng thẳng xã hội gia tăng.
Chọn ngành nào để khởi nghiệp kinh doanh
Làm chủ là ước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, làm thế nào để làm chủ và ngành nghề kinh doanh nào thực sự thích hợp với mình???
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 Trường CĐ Quốc tế KENT là 850 sinh viên
Trường Cao đẳng Quốc tế Kent công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 với con số 700 sinh viên (tăng trưởng 30% so với năm 2015)