Chuyện chưa kể về sự trở lại phi thường của Larry Page (phần cuối)

"Bất cứ điều gì bạn có thể tưởng tượng một ngày nào đó có thể sẽ trở thành sự thật," Page nói với các nhà đầu tư của Google trong năm 2012. "Bạn chỉ cần tưởng tượng ra nó và làm việc hết mình để hiện thực hóa nó."

Chuyện chưa kể về sự trở lại phi thường của Larry Page (phần cuối)

Ngày 19 tháng 3 năm 2014, Larry Page đã có một cuộc phỏng vấn tại một hội nghị của TED ở Vancouver, Canada. Trong buổi nói chuyện đó, Page và người phỏng vấn, Charlie Rose, ngồi trên những ghế cao trên một sân khấu với một chiếc bàn ở giữa.

Về cơ bản cuộc phỏng vấn đã lên kịch bản trước. Page, và Giám đốc điều hành PR Rachel Whetstone, và CMO Lorraine Twohill của Google, đã dành cả ngày trước đó để chuẩn bị tập rượt cho sự xuất hiện này tại một khách sạn ở Vancouver.

Lúc bấy giờ, Page và Rose đang tạm rời mắt khỏi khán giả để hướng vào một màn hình khổng lồ ở trên và phía sau sân khấu. Trên màn hình là trò chơi điện tử đấm bốc. Một võ sĩ đang bị mắc kẹt trong góc và người còn lại thì đánh vào anh ta không thương tiếc. Tay võ sĩ chiến thắng đã được điều khiển bởi một chương trình máy tính thông minh nhân tạo do Google phát minh.

Page giải thích cho Rose, đây chính là tương lai của Google. Page chỉ ra rằng tất cả những trí tuệ nhân tạo của Google có thể “nhìn thấy” được các điểm ảnh tương tự trên màn hình mà một người chơi là con người có thể nhìn thấy. Nó đã tự học cách chơi. Page nói, nhìn xem nó đang làm rất tốt. Hãy tưởng tượng nếu loại trí thông minh đó đã được "ném" vào lịch làm việc của bạn.

Rose tỏ vẻ hào hứng nhưng mỉm cười trong sự bối rối. Khán giả cũng vậy, họ không hiểu Page muốn ám chỉ điều gì. Các buổi diễn tập trước đó của Page đã không phát huy hiệu quả. Và đó không phải lỗi của Whetstone hay Twohill.

Xét về khả năng hiểu người khác, Larry Page đã có một bước tiến dài kể từ cái ngày khiến anh sượng sùng, tháng Bảy năm 2001. Thế nhưng anh vẫn rất kém khoản nói trước đám đông. Tất cả nội dung đã có, nhưng lại bị vùi dập trong một đống câu nửa chừng và những câu rời rạc văn phạm không chuẩn. Larry Page không phải Steve Jobs. Anh ấy thậm chí không phải là Mark Zuckerberg. Kết quả là, công chúng về cơ bản là không hiểu chính xác Google và Larry Page sẽ dự định làm gì.

Đến năm thứ tư kể từ khi Page điều hành Google trở lại, tình hình công ty rất khả quan. Giá cổ phiếu trên 700 USD/cổ phiếu, và nó không khó để tưởng tượng ra cái ngày mà doanh thu của Google vượt qua 100 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, Page cho rằng công ty vẫn phải đối mặt với một câu hỏi sống còn: Liệu Google có thể nghĩ ra hoạt động kinh doanh nào khác ngoài tìm kiếm?

Giữa Google search và Android, Larry Page và Google hãnh diện trong việc tạo ra hai nền tảng công nghệ được sử dụng trên toàn thế giới bởi hàng tỷ người. Tuy nhiên, Google đã đầu tư vào Android mà không nhận lại. Cách Android đóng góp vào lợi nhuận của Google là nó đặt công cụ tìm kiếm và quảng cáo tìm kiếm của Google vào túi của hàng triệu người trên thế giới. Theo cách hiểu này, nó hoàn toàn không phải là một hoạt động kinh doanh mới tuyệt vời cho Google, nó đơn thuần chỉ là phần mở rộng cho ngành kinh doanh chính của Google. 90% thu nhập mà Google kiếm được vẫn từ quảng cáo; 70% tổng doanh thu của Google vẫn đến từ search ads.

Mối nguy cơ cho Google là, có thể không phải năm nay, không phải thập kỷ này, nhưng chắc chắn đến cuối cùng, nó sẽ lớn đến nỗi nắm giữ gần như tất cả số tiền mà các doanh nghiệp trên hành tinh tiêu tốn cho marketing. Dù điều này nghe có vẻ điên rồ nhưng rất có khả năng xảy ra. Doanh thu của Google đã lớn hơn tất cả các số tiền các nhà marketing chi cho quảng cáo trên báo và tạp chí cộng lại. Nó đã sở hữu tất cả, trừ những ngóc ngách nhỏ nhất của thị trường quảng cáo trực tuyến. Google search sắp hết thị trường để tăng trưởng tiếp.

Đối với Page, điều này có nghĩa là hiện tại anh dành phần lớn thời gian của mình tự đặt ra câu hỏi về tương lai và làm thế nào Google tạo ra tương lai đó. Anh có rất nhiều ý tưởng, và giờ đây khi điều hành công ty, anh có thể điều động những kỹ sư của mình để thực hiện chúng.

Do chưa bao giờ từ bỏ ý tưởng về hệ thống giao thông mà anh từng đề xuất với trường Đại học Michigan, nên bây giờ anh đã có những kỹ sư của Google nghiên cứu một chiếc ô tô tự lái. Và thế là Google có trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh việc thống trị các trò chơi điện tử, trí tuệ nhân tạo của Google cũng đã có thể xem tất cả các kênh YouTube, học hỏi từ kinh nghiệm, và vẽ một con mèo.

Google có một công ty con được gọi là Calico. Công ty này phát triển các giải pháp cho vấn đề lão hóa và tử vong. Một công ty con khác là Google Fiber Inc, kết nối những gia đình ở thành phố Kansas; Austin, Texas; và Provo, Utah với Internet có tốc độ nhanh hơn so với băng thông rộng gấp 100 lần. Google Fiber có thể sẽ sớm mở rộng đến chín thành phố khác, bao gồm cả Phoenix, Arizona; Charlotte, Bắc Carolina; và Portland, Oregon.

Trong năm 2013, Page điều động Andy Rubin rút khỏi hoạt động ở Android để triển khai nghiên cứu về robot. Page đã hình dung ra một thế giới nơi mà robot có thể làm những việc như chăm sóc người già và chất hàng hóa, vật tư hộ gia đình lên xe tải tự lái khi chúng tôi quá bận rộn tại nơi làm việc. Vào cuối năm 2013, Google đã mua lại một công ty có tên Boston Dynamics, công ty làm ra những con robot hình người và động vật - một vài trong số chúng dùng trong quân đội.

Cũng trong năm 2013, Page gặp cựu giám đốc điều hành của Apple Tony Fadell - người đã thiết kế iPod - và thuyết phục ông bán công ty mới của mình là Nest cho Google với giá 3,2 tỷ USD. Nest chế tạo thiết bị cảm biến nhiệt được kết nối với Internet. Cùng trong tháng này, Google mua Titan Aerospace, một công ty sản xuất máy bay không người lái.

Chuyện chưa kể về sự trở lại phi thường của Larry Page (phần cuối)

Tại Google, họ gọi những ý tưởng lớn là moonshot (bắn tên lửa lên mặt trăng). Có rất nhiều ý tưởng lớn, từ những khinh khí cầu có chức năng phát sóng quang phổ Internet để cung cấp truy cập cho các khu vực còn thiếu trên thế giới đến kế hoạch sản xuất những chiếc đồng hồ nạp năng lượng bằng Android.

Page thừa nhận rằng sự đa dạng và số lượng các ý tưởng này khiến một số nhà đầu tư của công ty lo lắng. Họ lo rằng: Liệu Google có thể giữ tập trung được hay không? Hay là nó sắp dẫm lên bước xe đổ của rất nhiều đại gia công nghệ trước đó, phát triển theo bề rộng quá mức và theo đuổi quá nhiều những ý tưởng ngông cuồng? Và thực sự thì ai cần đến một máy tính có thể đánh bại một con người trong trò chơi điện tử cơ chứ?

Câu trả lời của Page cho những mối quan tâm này có hai ý. Đầu tiên, anh tin rằng Google sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn khi làm việc với các ý tưởng táo bạo so với các sản phẩm thông thường. Logic của anh là khi đó sẽ có ít sự cạnh tranh hơn. Ngoài ra, những người tài năng nhất sẽ làm việc cho Google vì những người như vậy yêu thích làm việc với các dự án đầy tham vọng. Thứ hai, Page cho rằng tất cả các kế hoạch này đều góp phần cải thiện giúp công cụ tìm kiếm trên thế giới trở nên hoàn thiện hơn.

Trong những năm qua, Page đã nghĩ ra một định nghĩa rộng hơn cho công cụ tìm kiếm của Google. Trong năm 2012, ông chia sẻ với một phóng viên rằng "công cụ tìm kiếm hoàn hảo” sẽ hiểu mọi nhu cầu của bạn. Nó sẽ hiểu tất cả mọi thứ tồn tại trên thế giới này một cách sâu sắc và đem lại cho bạn chính xác những gì bạn cần."

Trong một bài phát biểu tại một hội nghị của Google vào năm 2013, Page cho biết, trong dài hạn - "các bạn biết đấy, khoảng 50 năm kể từ bây giờ" - anh hy vọng phần mềm của Google sẽ có khả năng "nắm bắt được những gì bạn hiểu hay không hiểu, và cách thức tổ chức thế giới để có thể giải quyết những vấn đề quan trọng."

Trong tầm nhìn của Page, nếu bạn bước vào ngôi nhà của mình và cảm thấy lạnh, chiếc đồng hồ Google trên tay bạn sẽ thực hiện một tìm kiếm để hiểu được cảm giác đó. Kết quả tìm kiếm sẽ được cung cấp cho bộ cảm biến nhiệt Google để bật hệ thống sưởi lên. Tương tự như vậy, nếu bạn hết sữa và tủ lạnh Google sẽ thông báo cho xe tự lái Google để đi lấy sữa từ các robot Google tại kho hàng tạp hóa địa phương (không có nghi ngờ về gian lận khi thanh toán bằng ví Google), tất cả sẽ thực hiện chức năng tìm kiếm.

Chìa khóa để hiểu được sự đa dạng của moonshot là bạn phải hiểu rằng tầm nhìn của Page về "tìm kiếm hoàn hảo" (perfect search) chỉ hoạt động hiệu quả nếu tất cả các sản phẩm tương tác tương thích với nhau.

Ví dụ, sản phẩm tìm kiếm tiên tiến nhất hiện nay của Google, Google Now, có thể làm những việc như cảnh báo người dùng Android rằng họ cần rời phải đi ngay bây giờ nếu muốn tránh tắc đường và lên chuyến bay đúng giờ. Tuy nhiên, nó chỉ có thể làm được điều này khi có quyền truy cập vào hộp thư đến của người dùng Android, Google Maps, Google Flight Search, Google Calendar, và, tất nhiên, điện thoại thông minh của người dùng.

Vì vậy, việc Google đầu tư đa dạng như xe hơi, cảm biến nhiệt, robot, và truyền hình nghe có vẻ chỉ là ngẫu nhiên, nhưng ẩn đằng sau đó có mục đích: Page đang kiến tạo ra một thế giới mà ở đó tất cả mọi thứ chúng ta chạm vào đều được kết nối với nhau và được hiểu bởi máy tính thông minh nhân tạo với khả năng nhận diện thói quen từ các hoạt động và dự đoán nhu cầu của chúng ta trước khi chính chúng ta biết mình cần gì. Page đã nói nhiều lần rằng một ngày nào đó, trí thông minh nhân tạo sẽ được kết nối trực tiếp vào não của chúng ta, có thể thông qua cấy ghép.

Nếu Page diễn giải những ý tưởng này dễ hiểu hơn, hẳn là nhiều người sẽ cảm thấy sợ hãi. Dù gì thì anh cũng đang huy động hàng tỷ đô la mỗi năm để biến những ý tưởng trên thành hiện thực càng sớm càng tốt. Không ít lần anh nói rằng Google sẽ cần thuê 1 triệu kỹ sư. Với tất cả số tiền mà Google có, điều này là khả thi.

Tin tốt lành cho thế giới là mục tiêu phát triển một trí thông minh nhân tạo kết nối rộng khắp với khả năng hiểu và đáp ứng mọi nhu cầu của con người không nhằm mục đích lợi dụng chúng ta. Về bản chất, anh là người cầu toàn đầy đam mê, người tin rằng công nghệ đã cải thiện lớn lao cuộc sống của con người và sẽ tiếp tục như vậy.

Chuyện chưa kể về sự trở lại phi thường của Larry Page (phần cuối)

Trong phiên chất vấn tại một cuộc họp của Google năm 2013, Page đã nói với những người tham dự rằng con người tương lai sẽ nhìn lại cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay giống như cách chúng ta nhìn lại tổ tiên của mình, những người dành toàn bộ thời gian để săn bắn và làm nông, và coi cuộc sống đó là "điên rồ".

Năm 2014, Page đang sống để tạo ra một cái kết khác trong cuộc đời của Nikola Tesla, cuộc đời đã khiến anh rưng rưng nước mắt hồi 12 tuổi. Thay vì kết thúc cuộc đời trong sự nghèo túng và lãng quên, Page chỉ mới 41 tuổi, sẽ dành nửa đời còn lại của mình để đầu tư hàng tỷ đô la và thời gian của mình vào những giấc mơ ngông cuồng nhất.

"Bất cứ điều gì bạn có thể tưởng tượng một ngày nào đó có thể sẽ trở thành sự thật," Page nói với các nhà đầu tư của Google trong năm 2012. "Bạn chỉ cần tưởng tượng ra nó và làm việc hết mình để hiện thực hóa nó."

Theo saga.vn 

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Công ty Du học Thái Bình Dương: Uy tín nhất Việt Nam với gần 20 năm kinh nghiệm
Trở thành thành viên chính thức của tổ chức Giáo dục quốc tế (2003) và nhận được nhiều giải thưởng, chứng nhận khác về lĩnh vực du học chuyên nghiệp, Công ty Du học Thái Bình Dương đã sớm khẳng định “sức mạnh” của mình trong lĩnh vực du học
Muốn làm chủ doanh nghiệp, phải có 5 kỹ năng này
Nếu bạn đang quản lý những doanh nghiệp nhỏ, hoặc đang có ý định xây dựng một doanh nghiệp cho riêng mình, hãy tham khảo những kỹ năng mà bạn nên có.
“Đừng viển vông nữa con à”
Ngày còn đi học, tôi rất thích chơi thể thao và ao ước sau này sẽ trở thành một vận động viên, bố bảo: “Đừng viển vông nữa con à”.
Khủng hoảng việc làm ngày càng nghiêm trọng
Cộng đồng quốc tế cần khẩn trương tìm cách tạo cơ hội việc làm nếu không sẽ phải đương đầu với nguy cơ căng thẳng xã hội gia tăng.
Chọn ngành nào để khởi nghiệp kinh doanh
Làm chủ là ước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, làm thế nào để làm chủ và ngành nghề kinh doanh nào thực sự thích hợp với mình???
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 Trường CĐ Quốc tế KENT là 850 sinh viên
Trường Cao đẳng Quốc tế Kent công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 với con số 700 sinh viên (tăng trưởng 30% so với năm 2015)