Chây ì thì mất cơ hội!

Câu chuyện cử nhân bơ vơ khi tốt nghiệp, kiếm-đỏ-mắt vẫn không có việc làm gần đây liên tục được “xới” lại, vô tình tạo thêm những áp lực vốn đã dai dẳng trong một bộ phận không nhỏ sinh viên.

Trên thực tế, nhiều cử nhân, kỹ sư “trắng tay” ra về sau khi bị nhà tuyển dụng từ chối có cả lý do các em quá chây ì, ỷ lại vào kiến thức sách vở, quên trang bị kỹ năng cũng như trải nghiệm từ cuộc sống…

Chây ì thì mất cơ hội!

Không biết làm thì… thử sức

Khái niệm “làm thử sức” ngày nay được không ít bạn trẻ dùng để ứng phó với nhà tuyển dụng trong tình huống cảm thấy mơ hồ về khả năng làm việc thực tế của mình. Khi phỏng vấn xin việc, những lĩnh vực nào không chắc chắn có đủ sức làm thì các bạn trẻ thường chọn “giải pháp an toàn” bằng cách bày tỏ nguyện vọng được “làm thử sức” và nghĩ rằng sẽ không gây mất điểm bởi cách ứng phó này.

Thực tế, giải pháp đó có khi không an toàn chút nào, thậm chí khiến các em bị loại sớm. Ông Lê Thanh Sơn (Trưởng phòng Thanh tra Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm) tại một hội thảo bàn về xây dựng chuẩn đầu ra mới đây nhìn nhận, có rất nhiều sinh viên tham gia các buổi phỏng vấn tuyển dụng trả lời rằng “em muốn thử sức với công việc” và “em nghĩ mình có quyết tâm nên sẽ làm được”. Các ứng viên hễ bắt gặp thông tin tuyển dụng nào hấp dẫn thì muốn thử sức chứ không hiểu về vị trí, yêu cầu công việc mình ứng tuyển. Trong khi đó, doanh nghiệp lại luôn muốn tìm người làm được việc và xác định chắc mình đảm đương được công việc chứ không hào hứng tuyển chọn những ứng viên mơ hồ về khả năng và đang trong quá trình thử sức.

Bên cạnh đó, có không ít sinh viên thường chuyển việc trong vòng một năm đi làm đầu tiên nhằm trải nghiệm thêm. Chính điều này khiến doanh nghiệp có phần không yên tâm khi tuyển dụng. Bởi thực tế, các doanh nghiệp không thích các ứng viên hay nhảy việc, nhất là chuyển qua nhiều công việc, lĩnh vực khác nhau. Họ cho rằng, sinh viên chưa có định hướng, mục tiêu lựa chọn chín chắn. Nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, việc tuyển dụng gắt gao hơn. Thậm chí doanh nghiệp còn tiến hành tinh giản nhân lực chứ chưa nói đến việc tuyển dụng rồi phải tốn chi phí đào tạo bổ sung.

 


Khi đã có những trải nghiệm thực tế, hiểu được phần nào môi trường lao động, giá trị của những đồng lương kiếm được thì sinh viên sẽ không còn “mơ” quá cao về thu nhập khi đi xin việc nữa.


“Mơ” mức lương quá cao

Không chỉ vậy, ông Lê Thanh Sơn còn điểm qua những “điểm trừ” khác khiến sinh viên mới ra trường không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng. Cụ thể, mức lương mà các sinh viên kỳ vọng vào một công việc cao hơn ngưỡng thực tế bình quân trên thị trường từ 30% đến 50%. Điều này cho thấy các em chưa nhận diện đúng được năng lực thực sự của bản thân cũng như tình hình thực tế của thị trường lao động.

Hiện nay sinh viên có xu hướng học để lấy điểm, có bằng cấp chứ không xác định rõ sẽ ra làm gì và làm như thế nào. Vì lẽ đó, các em để hổng các kiến thức nền của ngành học. Chưa kể, kỹ năng mềm cũng được đánh giá là “thiếu” và “yếu” đối với sinh viên. Để thạo kỹ năng, sinh viên cần môi trường thực hành, trong khi đó, ở nhiều khóa học các em chỉ được hướng dẫn thông qua các bài giảng suông trên giảng đường.

Thực tiễn trên cho thấy việc nhận diện bản thân là vô cùng quan trọng để sinh viên có bước chân vững vàng vào thị trường lao động. Chỉ khi nhận diện được hướng đi, mục tiêu, thế mạnh, điểm yếu của mình thì các em mới có kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức phù hợp. Và quan trọng hơn, kỹ năng, kiến thức cũng sẽ được tích lũy, củng cố qua trải nghiệm thực tế, do đó việc các em tự tìm cách “lăn” vào đời bằng các công việc làm thêm bán thời gian cũng vô cùng cần thiết. Khi đã có những trải nghiệm thực tế, hiểu được phần nào môi trường lao động, giá trị của những đồng lương kiếm được thì sinh viên sẽ không còn “mơ” quá cao về thu nhập khi đi xin việc nữa.

Ngay cả khi nhận diện được thế mạnh, điểm yếu, mục tiêu bản thân, yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng… chính sinh viên sẽ loại bỏ được những suy nghĩ mơ hồ về nghề nghiệp và lựa chọn được công việc mà các em có thể theo đuổi lâu dài.


Trên 1.400 sinh viên tìm việc trong tháng 4

Trung tâm Hỗ trợ học sinh - sinh viên TP.HCM cho biết, dù chưa vào đợt làm thêm hè nhưng trong tháng 4 vừa qua đã có trên 1.400 sinh viên đến tìm việc. Trong đó, khoảng 30% sinh viên đã tốt nghiệp ĐH, gấp đôi các năm trước (con số này hằng năm chỉ từ 10-15%). Bán hàng và kế toán là hai lĩnh vực được sinh viên lựa chọn nhiều nhất. Ngược lại, các công việc ít được sinh viên quan tâm gồm nhóm ngành kỹ thuật, thư ký, chăm sóc khách hàng…


 

HuongNghiepOnline/Theo GDO

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Công ty Du học Thái Bình Dương: Uy tín nhất Việt Nam với gần 20 năm kinh nghiệm
Trở thành thành viên chính thức của tổ chức Giáo dục quốc tế (2003) và nhận được nhiều giải thưởng, chứng nhận khác về lĩnh vực du học chuyên nghiệp, Công ty Du học Thái Bình Dương đã sớm khẳng định “sức mạnh” của mình trong lĩnh vực du học
Muốn làm chủ doanh nghiệp, phải có 5 kỹ năng này
Nếu bạn đang quản lý những doanh nghiệp nhỏ, hoặc đang có ý định xây dựng một doanh nghiệp cho riêng mình, hãy tham khảo những kỹ năng mà bạn nên có.
“Đừng viển vông nữa con à”
Ngày còn đi học, tôi rất thích chơi thể thao và ao ước sau này sẽ trở thành một vận động viên, bố bảo: “Đừng viển vông nữa con à”.
Khủng hoảng việc làm ngày càng nghiêm trọng
Cộng đồng quốc tế cần khẩn trương tìm cách tạo cơ hội việc làm nếu không sẽ phải đương đầu với nguy cơ căng thẳng xã hội gia tăng.
Chọn ngành nào để khởi nghiệp kinh doanh
Làm chủ là ước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, làm thế nào để làm chủ và ngành nghề kinh doanh nào thực sự thích hợp với mình???
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 Trường CĐ Quốc tế KENT là 850 sinh viên
Trường Cao đẳng Quốc tế Kent công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 với con số 700 sinh viên (tăng trưởng 30% so với năm 2015)