Thích làm nghề đầu bếp có cần học đại học?

Trước thực trạng xã hội đang dư thừa các Cử nhân, Cử nhân tốt nghiệp đại học không có việc làm đang trở thành phổ biến, các bạn trẻ có xu hướng chọn các trường nghề để học, cơ hội việc làm tốt hơn, thời gian học nhanh hơn. Một trong những nghề đang được nhiều bạn quan tâm nhất lại là là nghề đầu bếp.

* Một  bạn trẻ vừa tốt nghiệp phổ thông trung học, đang phân vân:  “Em rất thích nghề đầu bếp, nhưng Em không biết rõ, có cần học đại học không?”

*Một bạn trẻ khác thì hỏi: Em thích nghề đầu bếp và quản lý nhà hàng khách sạn. Đa số trường đào tạo đầu bếp là trường nghề, như vậy Em có thể đạt được ước mơ trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp khi học các Trường nghề này không?

Thích làm nghề đầu bếp có cần học đại học?

Nhiều Bạn trẻ vẫn phân vân khi chọn cho mình một trường học cho tương lai

- Bạn thân mến, nghề đầu bếp trước tiên cần người có thể nấu những món ăn ngon chứ không bắt buộc phải có bằng đại học. Nếu yêu nghề này, điều đầu tiên bạn cần tự hỏi: “Bạn có thực sự đam mê và yêu thích nghề đầu bếp không?”.

Người theo nghề đầu bếp cần có những kỹ năng và năng khiếu liên quan đến nghề này (chẳng hạn như:  hiểu biết về các loại gia vị, thành phần của các loại món ăn, các nguyên tắc chế biến món ăn,...), cảm nhận tốt về mùi, vị, màu sắc các loại thức ăn, khả năng sáng tạo thêm những món ăn mới lạ, độc đáo từ mùi,  vị đến hình thức và cả khả năng tổ chức một bếp nấu khoa học, hợp lý để có thể nấu thật nhanh với nhiều món ăn trong thời gian cho phép…- Bạn thân mến, nghề đầu bếp trước tiên cần người có thể nấu những món ăn ngon chứ không bắt buộc phải có bằng đại học. Nếu yêu nghề này, điều đầu tiên bạn cần tự hỏi: “Bạn có thực sự đam mê và yêu thích nghề đầu bếp không?”.

Những điều này trước tiên là năng khiếu bẩm sinh và lòng yêu nghề của các bạn. Những tháng ngày đi học nghề đầu bếp ở trường chỉ là bước đầu vào nghề. Những đầu bếp giỏi nhất là những người có kinh nghiệm nhất, phải học hỏi và sáng tạo rất nhiều cho từng món ăn.

Được hiểu là “nghề dạy nghề”, học nghề từ lý thuyết đến thực hành, từ bếp ăn gia đình mình, từ những món ăn đơn giản ở quán nhỏ đến nhà hàng khách sạn lớn… Không trường lớp nào có thể biến bạn thành nghề đầu bếp ngay sau một khóa đào tạo. Do vậy, đừng quá quan trọng chuyện bằng cấp với nghề đầu bếp. Với nghề này, tài năng và kinh nghiệm là quan trọng nhất.

Bạn cũng nên cân nhắc kỹ hơn về ước mơ làm quản lý. Ước mơ nào cũng tốt đẹp. Nếu gia đình bạn có kinh doanh lĩnh vực này, bạn đi học quản lý là tốt. Nhưng nếu bạn còn quá “xa lạ” với các nhà hàng khách sạn, cần suy nghĩ  kỹ hơn về nghề này. Muốn làm quản lý, bạn cần am hiểu về công việc mình quản lý. Bất cứ đơn vị nào cũng cần nhiều nhân viên hơn, chỉ cần vài quản lý, và đó phải là những người nhân viên có kinh nghiệm nhất, giỏi nhất.

Nếu bạn muốn dễ tìm việc, nên bắt đầu từ việc học nghề để làm một công việc cụ thể trong ngành nhà hàng, khách sạn, du lịch (chẳng hạn như nghề hướng dẫn viên, điều hành tour, nhân viên phục vụ bàn, buồng, lễ tân, kể cả nghề đầu bếp…). Nếu bạn làm giỏi, sau này học làm quản lý sẽ tốt hơn có bằng quản lý nhưng chưa có chuyên môn về công việc này, như vậy sẽ khó xin việc hơn…

Thích làm nghề đầu bếp có cần học đại học?

Nhiều bạn trẻ chọn nghề đầu bếp cho tương lai của mình

* Bạn Nguyễn Văn An hỏi: “Em đã quyết định chọn nghề đầu bếp, Em phải học những gì để có thể bắt đầu công việc với nghề này?”

Để làm nghề đầu bếp, bạn phải học những kiến thức, kỹ năng sau:

-       Kỹ năng sử dụng dao, kỹ năng xốc chảo, kỹ năng dùng lửa, kỹ năng sử dụng than trong các món nướng,...

-       Cách sử dụng các loại nồi, lò nướng, lò vi ba,...

-       Cách định lượng khi nấu nướng

-       Các nguyên tắc khi chế biến món ăn

-       Văn hóa ẩm thực, vệ sinh an toàn thực phẩm,...

-       Trang trí món ăn

-       Tổ chức , quản lý bếp...

Ngoài ra, đối với nghề đầu bếp, bạn cần phải học những kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sắp xếp công việc,...

Thích làm nghề đầu bếp có cần học đại học?

Hiếu Hiền, Thái Hòa cũng học nghề đầu bếp

* Em thích nghề đầu bếp, nhưng đang phân vân nên học hệ trung cấp ngành chế biến món ăn hay học các chương trình ngắn hạn như: Phụ bếp, Bếp chính, Bếp Trưởng...

Thực ra, khi bước vào nghề đầu bếp, bạn chỉ cần trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản:  kỹ năng sử dụng dao, kỹ năng xốc chảo, kỹ năng dùng lửa, kỹ năng sử dụng thang trong các món nướng, cách sử dụng các loại nồi, lò nướng, lò vi ba, các nguyên tắc khi chế biến món ăn, trang trí món ăn căn bản...Do vậy, bạn nên chọn những khóa học ngắn hạn như Phụ bếp, Bếp chính là đủ để bạn bắt đầu làm việc với nghề đầu bếp rồi. Không nhất thiết phải học những chương trình dài hạn.

*Trường hợp Em muốn học nghề đầu bếp để đi nước ngoài làm việc, Em nên học ở Trường nào?

- Chào bạn, ở nhiều trường dạy nghề đầu bếp, nhưng hiện nay có rất ít trường có chương trình đào tạo phù hợp với nguyện vọng của Em. Em nên chọn một trường nghề uy tín, có chương đào tạo bếp chuyên nghiệp quốc tế để học, bởi vì trong các chương trình này có đào tạo tiếng Anh chuyên ngành bếp.

Chúc các bạn chọn được nơi học nghề đầu bếp tốt và thành công với ước mơ của mình.

Tham khảo các khóa học đầu bếp:

- Đầu bếp chuyên nghiệp quốc tế.

- Bếp chính Bếp Việt nhà hàng.

- Bếp chính Bếp Âu.

- Bếp chính Bếp Nhật.

- Phụ Bếp.

Bài viết khác về nghề bếp:

Nghề đầu bếp – Cơ hội kinh doanh, cơ hội nghề nghiệp.

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Trường dạy nấu ăn NETSPACE
Trong số các trường dạy bếp nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh phải kể đến Trường dạy nghề ẩm thực NetSpace. Với 6 cơ sở đào tạo lớn tại trung tâm Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đà Lạt rất thuận lợi cho các Học viên đến từ mọi miền của đất nước. Các phòng học đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị dạy nấu ăn hiện đại cho phép việc đào tạo theo chuẩn mực quốc tế, hỗ trợ rất nhiều cho việc học và thực hành ngay tại Trường.
Nghề Pha chế - Nơi học Nghề Pha chế
Nghề pha chế Bartender dành cho các thức uống có cồn đã phát triển tư lâu với các chủng loại thức uống Cocktail, Mocktail rất phong phú và đa dạng, những thức uống này thường phổ biến trong các quán Bar. Nghề Bartender hiện nay đang bảo hòa về nhân lực, do sự phát triển mô hình này đang chậm, đặc biệt tại Việt Nam.
Nghề tâm lý: Dễ mà khó!
Nhìn bề ngoài, công việc của nhà tâm lý có vẻ như chỉ đơn thuần là trò chuyện và cho lời khuyên. Nhưng để làm thay đổi con người không dễ và nếu không được đào tạo tốt, nguy cơ mất lòng tin của khách hàng đối với chuyên gia tâm lý là rất lớn.
Nghề bảo mẫu
Mới nghe làm bảo mẫu, nhiều người chỉ tưởng rằng đó là nghề giữ trẻ đơn giản như trông trẻ gia đình. Tuy nhiên, có tận mắt chứng kiến một ngày làm việc của các bảo mẫu ở trường tiểu học mới biết được sự vất vả của nghề. Vất vả thì nhiều, đồng lương lại thấp, nhiều bảo mẫu có ý định bỏ trường.
Lý do để đến với nghề “cao quý” nhất
Vậy nghề cao quý nhất tại VN là nghề gì? Và có lẽ ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này dễ dàng. Đó là nghề giáo, nghề giáo luôn được coi là một trong những nghề cao quý nhất, bởi họ là những người dìu dắt thế hệ trẻ của đất nước.
Nghề đầu bếp – Cơ hội kinh doanh, cơ hội nghề nghiệp
Với sự phát triển của ẩm thực Việt Nam, nghề đầu bếp ngày càng được vinh danh. So với một sinh viên mới ra trường thì một đầu bếp sau khi hoàn thành khóa đào tạo bếp, có khả năng kiếm việc nhanh hơn, lương cao hơn và ít bị cạnh tranh hơn. Ngoài ra, để chuyển hướng kinh doanh trong ngành ẩm thực sẽ có nhiều tiềm năng hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác.