Tài chính vững mạnh ở tuổi 30

Khái niệm thịnh vượng tài chính ở tuổi 30 không còn quá xa lạ với chúng ta nữa. Vì nhóm tuổi người thành công trong sự nghiệp đã ngày càng trẻ hóa, tập trung nhiều nhất ở nhóm dưới hoặc bằng 30. Một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của những người thành công ở nhóm tuổi 30, đó là khả năng tích lũy và vạch kế hoạch tốt ngay từ đầu.

Tài chính vững mạnh ở tuổi 30

 Tầm quan trọng của khả năng tự do tài chính

Theo Tiến sĩ - Diễn giả Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT của Thái Hà Books, người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu cũng như có các tác phẩm về thịnh vượng tài chính, thì đầu tiên, muốn thành công tài chính ở tuổi 30, trước tiên phải nằm rõ khái niệm về tài chính. Nhiều bạn trẻ ra trường ở độ tuổi 22-24 chưa có khái niệm về tài chính, vì thế dễ rơi vào khủng hoảng tài chính, không xây dưng được nền tảng vững chắc về sau trong sự nghiệp. Theo đó, theo nguyên tắc, thì tổng thu nhập mà một người kiếm được trong những năm đầu đi làm nên được chia thành nhiều phần, tạm gọi là những "giỏ tài chính" khác nhau. Điều này là bước căn bản để đạt được tự do trong tài chính - nghĩa là bạn luôn có một khoản quỹ dự phòng, bảo đảm được mình luôn có tiền để dùng khi cần thiết. Điều này đúng khi áp dụng cho cả cá nhân và doanh nghiệp.

 Theo nguyên tắc chung của thế giới để đạt được tự do tài chính, thì một người đi làm chỉ nên tiêu 55% tổng số thu nhập hằng tháng mà họ kiếm được. Tuy nhiên, điều này không phải ai cũng biết, và không phải ai cũng tuân thủ chặt chẽ. Với mức thu nhập trung bình hiện nay của người Việt Nam, thì thường chúng ta chỉ tiêu vừa đủ, hoặc là chỉ tiết kiệm được khoảng 20% tổng thu nhập của mình. Chính vì thế, "giỏ tài chính" dự phòng, hay còn gọi là quỹ tự do tài chính của bản thân nên được ưu tiên trước hết trong sự nghiệp của bạn, nếu bạn muốn có một khởi đầu sự nghiệp thuận lợi ở năm 30 tuổi.

 Làm sao đạt được thịnh vượng tài chính tuổi 30?

Muốn đạt được thành công, quản lý tốt được tài chính trong sự nghiệp ở tuổi 30, việc quản lý chi tiêu phải được giáo dục ngay từ khi còn trẻ. Bằng chứng là, thời gian vừa qua, hàng trăm học sinh tại các trường phổ thông trung học trên địa bàn TP.HCM đã được Quỹ tài chính Citi triển khai giáo dục tài chính ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

 Tại những buổi tư vấn này, nhiều bạn trẻ đã đặt câu hỏi, làm cách nào để khởi nghiệp khi đang đi học, hay mới ra trường được vài năm, khi chỉ có một số vốn rất nhỏ trong tay? Làm cách nào để khai thác hiệu quả "giỏ tài chính" dự phòng này, để biến thành một "cơ ngơi" vào năm 30 tuổi? Vậy bước đầu tiên, bạn nên học các quản lý đồng vốn nhỏ.

 Hãy ví dụ với một khoản tiết kiệm khoảng 30 triệu đồng. Theo tư vấn của Thạc sỹ kinh tế Nguyễn Đức Mộng Quyên, thì đối với tình hình khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung, một cách thức đầu tư khôn ngoan mà nhiều người nghĩ đến sẽ là gửi tiết kiệm ngân hàng. Ta nên lựa chọn hình thức gửi ngắn hạn như 3 tháng để hưởng trọn lãi suất đã đăng ký. Hình thức này phù hợp với những bạn chưa có kinh nghiệm, hoặc nhân viên văn phòng có thu nhập trung bình, chưa vạch ra được kế hoạch rõ ràng để sử dụng số tiền trên. Còn đối với những ai có chút "máu đầu tư", thì nên suy xét kỹ càng về rủi ro đầu tư, và có sự theo dõi rõ ràng lợi nhuận của mình : nếu nó nằm ở mức 14% tổng số vốn đầu tư, thì bạn nên duy trì; còn nếu đạt đến đỉnh điểm vàng, ở mức 20% thì nên nghĩ đến việc nhờ đến các tổ chức hỗ trợ tài chính để mở rộng việc kinh doanh của mình.

 Ví dụ cụ thể trên cho thấy, đối với mỗi đối tượng khác nhau, có khả năng tài chính khác nhau, khả năng quản lý tài chính khác nhau đều có thể tìm cho mình một cách để đạt được tự do tài chính khi còn trẻ, khi trong tay chỉ có đồng vốn nhỏ. Ngoài ra, còn có thể đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, các tổ chức bảo hiểm... Hình thức này là dùng tiền tự sinh ra tiền, luôn đảm bảo được một khoản tích lũy nhàn rỗi phát triển một cách hợp lý.

 Đừng để đến năm 28-29 tuổi mới bắt đầu nghĩ đến việc đầu tư hay để dành. Điều đó sẽ là quá muộn. Hãy bắt đầu tích lũy ngay ngày hôm nay, để hướng đến một thời điểm X trong tương lai, lấy cột mốc là năm 30 tuổi, dòng tiền sẽ tự động chảy về túi bạn, bất kể công việc chính của bạn là gì.

 Khánh Quỳnh/CareerLink

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Livestream Hướng nghiệp chọn nghề - chọn trường
Tại sao bạn nên học nghề ? - TS Huỳnh Anh Bình - Chuyên gia Tâm lý - Hướng Nghiệp sẽ giúp bạn giải đáp những vướng mắc trong việc quyết định tại sao nên học nghề. Học nghề có những đặc điểm thuận lợi nào?
Bạn có biết chắc vì sao mình thất nghiệp?
Hành trình tìm việc sau khi ra trường đôi khi sẽ gian nan hơn bạn nghĩ nhưng điều quan trọng là bạn đủ quyết tâm, đủ nỗ lực để chấp nhận những khó khăn và vất vả.
Đây sẽ là câu nói quan trọng để bạn cố gắng, cải thiện được việc học của bản thân.
“Sốc Đại học” và cách tự giảm “sốc”
Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống mà là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện...
Năm lựa chọn quan trọng nhất trong cuộc đời (kì cuối)
Trong vô vàn lựa chọn mà đời người phải trải qua, không phải lúc nào chúng ta cũng đúng. Nhưng, trước những lựa chọn quan trọng nhất, việc đưa ra quyết định sáng suốt sẽ cho chúng ta một cuộc đời "thăng hoa" như mong muốn và ngược lại.
Năm lựa chọn quan trọng nhất trong cuộc đời (kì 4)
Sự học luôn là một trong những “sự nghiệp” quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Dưới đây là 5 “người thầy” gần gũi và hữu ích nhất: