Nuôi chim bồ câu Pháp - đơn giản, nhanh làm giàu

Trong khi nghề nuôi heo (lợn) đang gặp nhiều khó khăn do giá thức ăn cao, giá sản phẩm không ổn định khiến người chăn nuôi thường xuyên thua lỗ hoặc không có lãi, thì nghề nuôi chim bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp - đầu tư ít mà lại nhanh thu hồi vốn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đang là một hướng đi mới đầy tiềm năng đối với bà con ở Madaguôi, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng).

Nuôi chim bồ câu Pháp - đơn giản, nhanh làm giàu

Hiện chị Đặng có 500 cặp chim bồ câu Pháp sinh sản và hơn 250 chim bồ câu Pháp nuôi bán thịt.

Gia đình chị Đinh Thị Đặng ở tổ dân phố 5 là một trong những hộ đã thành công với mô hình còn khá mới mẻ này ở địa phương. Chị Đặng bắt đầu nuôi chim bồ câu từ năm 2008, với 50 cặp, đến nay trong chuồng nuôi của chị đã có 500 cặp chim bồ câu sinh sản và hơn 250 chim bồ câu nuôi để bán.

Loài chim bồ câu chị đang nuôi thuộc giống bồ câu Pháp, là giống chuyên nuôi lấy thịt, mỗi năm mỗi cặp có thể đẻ từ 8-9 lứa, mỗi lứa đẻ 2 trứng, trọng lượng chim xuất chuồng bán thịt đạt từ 500-550g. Giống chim này có ưu điểm là thích ứng tốt với điều kiện khí hậu địa phương và tỷ lệ nuôi sống cao.

Chị Đặng cho biết, để nuôi chim bồ câu đạt hiệu quả, khâu chọn giống là quan trọng nhất, chọn chim bồ câu giống có lông bụng dày mượt, không có dị tật, lanh lợi. Ngoài ra, chuồng nuôi cần phải thông thoáng, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái che, có ổ cho chim mái đẻ trứng, cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Nếu nuôi chim để làm giống thì tiến hành tách chim non khỏi chim mẹ khi chúng được 30 ngày tuổi, đối với nuôi chim lấy thịt là 18 ngày tuổi. Mật độ nuôi chim sinh sản 6 con/m2, chim trưởng thành 10 con/m2.

Về thức ăn cho chim, tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có thể dùng nhiều loại thức ăn như: đậu, lúa, gạo. Cho chim ăn 2 lần trong ngày, buổi sáng lúc 8 giờ và buổi chiều vào lúc khoảng 15 giờ. Cần cho chim ăn thêm thức ăn công nghiệp, nhằm bổ sung khoáng chất và vitamin. Nước uống cho chim phải sạch sẽ và thay hàng ngày. Vào đêm có thời tiết lạnh, có thể lắp thêm đèn để sưởi ấm cho chim. Chim bồ câu ít bị bệnh, cần chú ý tẩy giun cho chim 2 lần/năm.

Theo chị Đặng, chim bồ câu dễ nuôi, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chi phí nuôi thấp, mà lợi nhuận thu về rất khả quan. Sau 18 ngày nuôi, chim nuôi bán lấy thịt có giá khoảng 90.000 đồng/cặp; còn đối với bồ câu nuôi bán làm giống, thời gian nuôi trên 30 ngày, có giá từ 250.000 đồng/cặp trở lên. Sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu lãi hơn 15 triệu đồng/tháng từ việc bán bồ câu thịt và bồ câu giống. “Cũng nhờ nuôi chim bồ câu nên tôi mới có điều kiện sửa sang lại căn nhà, cuộc sống gia đình bây giờ đã ổn định hơn trước rất nhiều” – Chị Đặng nói.

Chị Đặng cho biết, hiện nay mặt hàng bồ câu thịt đang hút hàng, sản lượng cung ứng không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Do đó, việc nhân rộng mô hình nuôi chim bồ câu pháp này ở các nông hộ tại thời điểm này là thích hợp nhất. Sắp tới, chị Đặng sẽ mở rộng chuồng trại, tăng số lượng chim nuôi, phát triển nghề nuôi bồ câu theo hướng công nghiệp…

Bà con có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm và kinh nghiệm nuôi chim bồ câu Pháp, có thể liên hệ với chị Đinh Thị Đặng, thông qua số điện thoại: 0633709181 hoặc 0945760456. Địa chỉ: Tổ dân phố 5, Thị trấn Madaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.

Nguồn: Khuyến nông VN

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Kĩ thuật trồng bí đỏ
Cây bí đỏ có tên khoa học là Cucurbita pepo Cucurbita moschata thuộc Họ bầu bí: Cucurbitaceae. Bí đỏ có nguồn gốc Trung Mỹ, gồm 25 loài nhưng phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới là C. pepo và C. moschata, còn C. maxima thì thích hợp ở vùng khí hậu mát.
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Macca
Cây Macca có lịch sử phát triển khá khiêm tốn trong nền nông nghiệp Việt Nam, tuy nhiên đây được xem là cây “tỷ đô” tại Việt Nam. Đó cũng là cơ hội cho chúng ta trong việc trồng và nhân rộng giống cây này.
Kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây Chùm ngây
Cây Chùm ngây, tên khoa học: Moringa oleifera L. thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae). Chi này có 13 loài, nhưng loài phổ biến nhất là Chùm ngây hay (cải ngựa) và loài này có nhiều công dụng nhất. Cây thân gỗ mềm, cây có chiều cao từ 5-10m, nhiều cành nhánh, vỏ màu mốc xám, lá ba lần kép, màu xanh mốc, không có lông lá phụ hơi tròn, lá bẹ bao lấy chồi.Hoa trắng, to giống hoa đậu, có 5 cánh hoa, tiểu nhị 5. Trái nang dài từ 25-35 cm, to từ 2-3 cm khi khô nở thành 3 mảnh có nhiều hột màu đen, có 3 cạnh xếp theo chỗ lõm của từng mảnh vỏ, có cánh mỏng bao xung quanh hột. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau và thu hoạch hột vào khoảng tháng 2 hằng năm.
Kỹ thuật trồng Ổi không hạt
Ổi có thể trồng được ở nhiều loại đất. Có khả năng chịu hạn tốt và chịu ngập vài ngày nhưng không chịu úng nước kéo dài. Nhưng sẽ cho năng suất cao và phẩm chất tốt khi trồng trên đất phù sa, giàu chất hữu cơ.
Kỹ thuật trồng cây Hibiscus
Theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Hibiscus là một giống cây quí ở Việt Nam, không kén đất trồng, ưa đất đồi núi, thích hợp với khí hậu nóng ẩm và có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Cách trồng cây thảo quả
Hơn 20 năm trước, chúng tôi lên giúp cho huyện Phong Thổ, Lai Châu. Lúc đó, đường sá còn tồi lắm. Sản xuất của bà con trên vùng cao này còn rất khó khăn. Thế nhưng, những nhà có nguồn thu từ thảo quả đều trở thành những gia đình khá giả.