Nghề lồng tiếng phim: Thịnh vượng hay thoái trào?

Gần đây, nhiều bộ phim hoạt hình Hollywood trước khi chiếu ở Việt Nam đã được lồng tiếng Việt cho các nhân vật trong phim. Điều này đã đem lại cảm xúc mới cho khán giả, nhưng nó có là cơ hội cho nghề lồng tiếng phim đang trong giai đoạn thoái trào?

Nghề lồng tiếng phim: Thịnh vượng hay thoái trào?

Chỉ được xem là “chữa cháy” hậu kỳ

Nhìn vào sự phát triển của điện ảnh Việt Nam hôm nay, đặc biệt là phim truyền hình, người ta dễ có cảm giác nghề lồng tiếng đang đến hồi thịnh vượng, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác, thậm chí không ít hãng phim mới ra đời vẫn coi đây là một trong những chuyện hậu kỳ mang tính “chữa cháy”, sửa sai cho việc thu tiếng trực tiếp ở hiện trường quay, nên bị xếp một ngân sách thấp nhất có thể. Có nhà sản xuất còn chưa phân biệt được thủ thuật chuyển âm và lồng tiếng trong nghề này. Đã có nhà sản xuất đẩy diễn viên lồng tiếng vào tình trạng dở khóc dở cười khi lấy các bộ phim võ thuật Hong Kong ra để yêu cầu làm sao cho giống!

“Làm nghề, tụi em kỵ nhất là bắt chước – Thái Văn Quốc Uy, một trong những diễn viên lồng tiếng trẻ đang trở nên quen thuộc trong giới lồng tiếng phim Việt Nam từ hai năm nay, kể – Nhiều khi tụi em phải bỏ thời gian tìm hiểu nhân vật không khác gì diễn viên diễn trước ống kính, nhập tâm rồi mới tạo được tính cách nhân vật cho nhiều tình huống”.

Một tương lai mịt mùng

Sẽ còn lâu lắm, nền điện ảnh Việt Nam mới có chuyện mời những diễn viên có tiếng nói độc đáo vào vai âm thanh cho nhân vật như trong các bộ phim Shrek hay Up. “Chưa bao giờ các giải thưởng điện ảnh của Nhà nước lại có mục dành cho vai trò lồng tiếng – nghệ sĩ Phước Trang, một trong những người làm nghề và đào tạo nhiều lớp diễn viên lồng tiếng của Việt Nam trong hơn 30 năm nay, nói – Đôi khi thấy bộ phim thành công, thì chúng tôi chỉ có cách âm thầm chúc mừng nhau và động viên cho một phim mới sắp đến”. Và vì bộ môn lồng tiếng còn bị xem nhẹ, nên với một rừng phim xuất hiện trên truyền hình, ở rạp chiếu từng ngày, giới chuyên nghiệp, vốn ít ỏi và co cụm, chỉ còn biết xốn xang trước những lỗi phát âm, lỗi kỹ thuật của nghề…

Nghề của những người biết im lặng

Nhiều năm nay, rất nhiều lớp đào tạo diễn viên ở nhà văn hoá Tân Sơn Nhất hay nhà văn hoá Thanh Niên (TP.HCM)… cho đến các nhóm đào tạo riêng của các nghệ sĩ lồng tiếng như Mộng Vân, Xuân Tâm, Phước Trang… đã trải qua không ít sàng lọc… để rồi chỉ tìm thấy 5 – 20% những người có tố chất tốt nhất cho nghề.

Trong bộ phim Tây Sơn hào kiệt, khi được mời đến lồng tiếng cho tướng xâm lược Sầm Nghi Đống, nghệ sĩ Phước Trang đã thuyết phục nhà sản xuất Lý Huỳnh không để nhân vật nói tiếng Việt lơ lớ như trong kịch bản, mà phải mời một người nói tiếng Quảng ở Chợ Lớn lồng vào, sau đó cho phụ đề Việt ngữ trên màn ảnh. Ông nói: “Nghệ thuật lồng tiếng là vậy đó, đôi khi phải biết im lặng hoặc từ chối để không gian nghệ thuật rộng hơn”. 

HuongNghiepOnline/Theo SGTT

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Ngành Quản lý văn hoá
Ngành Quản lý văn hoá ra đời, muôn đời cần những cán bộ luôn có tâm huyết, cho nên đây là một trong những chuyên ngành được quan tâm phát triển hàng đầu trong hệ thống giáo dục nước nhà.
Đam mê nghề producer
Xem những thước phim đẹp, người ta thường khen diễn viên diễn hay hoặc đạo diễn giỏi, không sai, nhưng để có được tất cả những điều đó còn rất nhiều người khác phải cùng chung tay góp sức. Một trong những người quan trọng nhất đứng phía sau ống kính máy quay đó là nhà sản xuất -“producer”, dân làm phim quen gọi là nghề producer.
Nghề vẽ truyện tranh: liệu có kiếm sống được không?
Tại Việt Nam, chỉ còn một số họa sĩ vẽ truyện tranh thật sự đam mê mới bám theo nghề. Số khác thì đi làm nghề khác nhưng hàng đêm vẫn lên các trang web truyện tranh giao lưu, kết bạn.
Nghề trang điểm hấp dẫn bạn trẻ
Gương mặt góc cạnh trở nên bầu bĩnh hơn, đôi môi to dày trông xinh xắn hơn sau trang điểm – đó là thành quả của những chuyên viên trang điểm mà ngày càng có nhiều bạn trẻ theo học .
Nghề ca sĩ - đừng tưởng là
Những hợp đồng quảng cáo thương hiệu tiền tỷ, những buổi tiệc tùng sang trọng, những bộ quần áo thời trang hàng hiệu dễ khiến công chúng ngộ nhận rằng nghệ sĩ nói chung và nghề ca sĩ nói riêng thật sự là nghề hái ra tiền.
Ngành thiết kế thời trang
Trong xã hội hiện đại, năng động, nghề thiết kế thời trang (fashion design) đang được xem là một trong những nghề có khả năng phát triển cao.