Nghề "Food stylist ": Chỉ dành cho ai đam mê

Food stylist – Nghề trang trí, làm đẹp cho món ăn là một nghề mới xuất hiện cách đây vài  năm tại Việt Nam. Thu nhập khá, nhưng bấp bênh, nên số lượng người làm nghề này ở Việt Nam còn khá ít.

Food stylist được hiểu là người tạo ra phong cách cho món ăn. Có thể gọi đơn giản là thiết kế và trình bày ra một món ăn đẹp mắt theo yêu cầu của khách hàng. Nghề này trên thế giới cũng đã xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ trước và bắt đầu tại Mỹ. Riêng Việt Nam thì mới đầu bắt được chú ý từ 7 đến 8 năm nay ở Sài Gòn và  phát triển mạnh nhất là 2, 3 năm gần đây tại Hà Nội. Anh Nguyễn Quang Việt,  tổng bếp trưởng nhà hàng Ao Ta là người đã gắn bó với nghề này 18 năm, với khá nhiều tìm tòi và trải nghiệm cùng nó

Nghề

“Bén duyên” với nghề  vì kinh tế

Anh Nguyễn Quang Việt, sinh năm 1977, một đầu bếp  trẻ tại nhà hàng Ao Ta đã có nhiều năm gắn bó với nghề này kể từ khi anh bắt đầu làm thêm tại một nhà hàng Thái Lan khá nổi tiếng “Baan Thai” (nghĩa là nhà Thái).

Khi còn đang là một sinh viên đi làm thêm, tình cờ thấy nhà hàng này tuyển phụ bếp – vị trí còn lại duy nhất , nhưng anh vẫn quyết định làm, vì được trả công là 70 đô một tháng ( thời điểm đó, 1 USD tương đương với khoảng 10 ngàn Việt Nam đồng), một số tiền tương đối khá ở thời điểm đó. Và trong khoảng thời gian làm phụ bếp, anh đã bắt đầu bén duyên, thích công việc của một đầu bếp.

Nghề

Cơ may đã đến khi anh được nhà hàng cử sang Thái Lan để học thêm về nghề trang trí món ăn tại trường International Cooking Schools in Thailand của Úc có trụ sở ở Thái Lan. Sau gần 2 năm học hỏi tại  nước bạn, anh trở về làm việc cho nhà hàng này 5 năm cho đến khi hết hợp đồng.

Anh bắt đầu có suy nghĩ tại sao Việt Nam có rất nhiều các món ăn ngon mà chúng ta lại không tận dụng nó để làm đẹp chính những món ăn Việt . Và anh bắt đầu đến với Tập Đoàn Sao Phương Đông, nơi sở hữu các nhà hàng Fine Dining món Việt Nam: Nhà hàng Emperor 18 Lê Thánh Tông; Club De Orietal 22 Tông Đản; Mandarin 74 Xuân Diệu ...trước khi chuyển sang Công ty có cái tên đặc trưng Việt Nam “Ao Ta”. Từ đây, anh đã bắt đầu sáng tạo nên những thực đơn có những món ăn đặc sắc của nhiều vùng, miền trên cả nước.

Nghề

        Anh Nguyễn Quang Việt đang say sưa tạo kiểu cho món ăn

 

Tại Việt Nam, người dân chưa phổ biến về việc thưởng thức các món ăn mà được trang trí một cách tỉ mỉ. Khác với nhiều nước phát triển khác, họ sẵn sàng trả một số tiền rất lớn, đến cả 3000 đô la/ ngày để cho người làm nghề food stylist có thể sáng tạo ra một món ăn mới. Vì vậy, ở nước ngoài, nghề này ở nước ngoài có thu nhập khá lớn. Khoảng 40.000 đô la/ năm (tương đương 840 triệu đồng trong 1 năm).

Giữ nghề vì đam mê

Theo anh Việt, hiện nay, thu nhập của một food stylist dao động khoảng 15 đến 17 triệu một tháng, đây cũng không phải là một thu nhập “khủng”, tuy nhiên, cũng ở mức khá khi kinh tế nước nhà đang trong giai đoạn khó khăn. Tuy vậy, không phải tháng nào cũng có thu nhập kha khá như thế, có tháng thu nhập cũng chỉ khoảng 7 đến 8 triệu tùy vào số lượng khách hàng đến đây và có “chịu chơi” hay không.

Khi được hỏi với tay nghề cao như hiện nay mà thu nhập lại không ổn định, anh có ý định bỏ nghề này không, anh Việt cười tươi: “Đến được với nghề này cũng coi như một cái duyên, vì trước khi làm nghề này, mình đã học rất nhiều thứ khác. Nhưng càng làm nó càng say mê, không thể nào mà bỏ nó được. Thậm chí anh còn làm thêm một lĩnh vực khác là kinh doanh để có thể đảm bảo ổn định kinh tế, nuôi dưỡng đam mê làm một người tạo phong cách cho những món ăn Việt được có hồn hơn, hài hòa và mang đậm chất Việt hơn”.

Nghề

             Các món ăn được bài trí gợi cảm giác muốn ăn

 

Tại nhà hàng Ao Ta, anh Việt cũng là người chịu trách nhiệm chính và người sáng tạo tất các món ăn ở đây, từ đồ uống, các món chè, đồ tráng miệng hay các loại món ăn khác nhau từ các vùng miền. Anh đã đi hầu hết các tỉnh của Việt Nam để có thể tìm tòi và thưởng thức các món ăn khác nhau, sau đó về sáng tạo nên những nét kết hợp khác sao cho độc đáo mà vẫn có độ hòa quyện.

Tất cả các loại bát đũa ở đây đều được đặt từ gốm Bát Tràng , bát ăn là loại bát chiết yêu, “chiết” nghĩa là tiết, làm nhỏ lại, như tiết kiệm đó; “yêu” là ở giữa, ở lưng chừng. Nghĩa là tượng trưng cho hình ảnh người mẹ, người chị đảm đang thắt đáy lưng ong trong gia đình người Việt ngày xưa.

Anh Việt chia sẻ thêm về cách để tạo ra một sản phẩm món ăn đẹp thì cần có sự kết hợp của các loại đựng thức ăn là bát đĩa sao cho thật phù hợp. Như thế mới tạo cho món ăn thêm phần bắt mắt.

Cũng phải mất một thời gian khá dài từ 1 đến 2 tháng để anh Việt tạo ra một loại món ăn mới. Trong đó, người tạo phong cách cho món ăn đó phải trang trí ra sao, sử dụng loại nguyên liệu gì, các loại nước sốt phụ, rau ăn kèm, màu sắc phối như thế nào… cho thật ấn tượng. Chính vì thế, cứ mùa nào thức ấy, nhà hàng Ao Ta đều cho ra những món ăn phù hợp với thị hiếu thưởng thức người dùng, và đặc biệt là giá cả ở đây cũng khá hợp lý.

Điều làm nên sự khác biệt của nghề này với một người đầu bếp bình thường, đó là bạn luôn phải có sự sáng tạo, óc thẩm mỹ và sự quản lý tất cả các khâu liên quan khác trong bếp. Từ lựa chọn nguyên liệu cho đến cách nấu, cách trang trí sẽ đều cần một gu thẩm mỹ sáng tạo không giống ai của người làm food stylist...

Nghề trang trí, tạo phong cách cho món ăn – food stylist tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng đây sẽ là một nghề hy vọng hứa hẹn mang lại thu nhập khá cho những ai có ngọn lửa đam mê với nó.

Theo Tiến Vinh – Trần Hằng – Vnmedia.vn

Tin gốc: http://vnmedia.vn/VN/kinh-te/thi-truong/13_1668413/nghe_quot_food_stylist_quot__chi_danh_cho_ai_dam_me.html

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Nghề pha chế: Thời của các “nghệ nhân” cà phê?
Khi mà các món đá xay (ice blended), espresso, latte, cappucino… dần trở thành những thức uống yêu thích của giới trẻ thì nghề pha chế cà phê càng ngày càng trở nên hấp dẫn.
Độc đáo nghề
Food stylist có những yêu cầu gần giống với công việc của một nhà thiết kế thời trang. Nhiệm vụ của một họ là phối hợp ẩm thực với nghệ thuật sắp đặt các nguyên liệu, màu sắc để cho ra món ăn hấp dẫn trong các buổi thu hình.
Nghề nấu bếp: Việc nhiều, ổn định, thu nhập cao
Du lịch và nhu cầu phát triển của cuộc sống trong những năm gần đây đã mở ra cơ hội rất lớn cho nghề nấu ăn, phục vụ nhà hàng, đưa nó trở thành một nghề khá "nóng" hiện nay.
Nghề bếp không lo thiếu việc làm
Hiện nay một số nhân viên ngân hàng đang chuyển hướng sang học nghề bếp để tìm cách tiếp cận thị trường lao động quốc tế.