Ngành Quản lý văn hoá

Từ khi chúng ta tiến hành đổi mới, nền Văn hoá tiên tiên tiến đậm đà bàn sắc dân tộc được nhà nước và nhân dân quyết tâm xây dựng đến cùng. Điều đó chứng tỏ, văn hoá là một phạm trù thiên liên đối với mỗi con người chúng ta. Hoạt động quản lý văn hoá là hoạt động quản lý những thứ thiên liên đó. Bởi vậy càng phải chú trọng phát triển. Ngành Quản lý văn hoá ra đời, muôn đời cần những cán bộ luôn có tâm huyết, cho nên đây là một trong những chuyên ngành được quan tâm phát triển hàng đầu trong hệ thống giáo dục nước nhà.

Ngành Quản lý văn hoá

Những hoạt động văn hoá như thế này càng được quản lý và nhân rộng

Ngành Quản lý văn hóa có chức năng đào tạo Cử nhân khoa học chuyên ngành với các kỹ năng chuyên sâu như:  quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước; kỹ năng nghiên cứu, đề xuất các chính sách văn hóa; kỹ năng quản lý, điều hành các tổ chức văn hóa; kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật ở các cấp..., nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa của các địa phương cũng như cả nước.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại Sở VHTT và DL; Nhà văn hóa (Trung tâm thông tin, thể thao) các cấp; Phòng VHTT và DL quận, huyện, thị xã; Ban VHXH cấp xã, phường; đơn vị tổ chức sự kiện, hội nghị, triển lãm, galary; các trường VHNT; Ngoài ra cơ hội làm việc tại các công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, công ty du lịch, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, bộ phận marketing và quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp… là rất lớn

Sinh viên tốt nghiệp đại học cũng có thể học tiếp các chương trình đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ về Quản lý văn hóa ở nước ngoài như Vương quốc Anh, Úc, Pháp, Mỹ, Singapore…

Hiện nay có một số trường đào tạo ngành Quản lý văn hoá như: ĐH Văn Hoá Hà Nội, ĐH Văn Hoá TP.HCM, ĐH Vinh, ĐH Đồng Tháp, ĐH Văn hoá Nghệ thuật Quân đội;, CĐ Văn hoá Nghệ thuật TP.HCM…

HNO tổng hợp

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Đam mê nghề producer
Xem những thước phim đẹp, người ta thường khen diễn viên diễn hay hoặc đạo diễn giỏi, không sai, nhưng để có được tất cả những điều đó còn rất nhiều người khác phải cùng chung tay góp sức. Một trong những người quan trọng nhất đứng phía sau ống kính máy quay đó là nhà sản xuất -“producer”, dân làm phim quen gọi là nghề producer.
Nghề vẽ truyện tranh: liệu có kiếm sống được không?
Tại Việt Nam, chỉ còn một số họa sĩ vẽ truyện tranh thật sự đam mê mới bám theo nghề. Số khác thì đi làm nghề khác nhưng hàng đêm vẫn lên các trang web truyện tranh giao lưu, kết bạn.
Nghề trang điểm hấp dẫn bạn trẻ
Gương mặt góc cạnh trở nên bầu bĩnh hơn, đôi môi to dày trông xinh xắn hơn sau trang điểm – đó là thành quả của những chuyên viên trang điểm mà ngày càng có nhiều bạn trẻ theo học .