Độc đáo nghề "thiết kế thời trang" cho... món ăn

Food stylist có những yêu cầu gần giống với công việc của một nhà thiết kế thời trang. Nhiệm vụ của một họ là phối hợp ẩm thực với nghệ thuật sắp đặt các nguyên liệu, màu sắc để cho ra món ăn hấp dẫn trong các buổi thu hình.

Nhìn những món ăn trên báo, tạp chí, ít ai có thể cưỡng lại sự hấp dẫn và bắt mắt của chúng. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng có một nghề đưa lại những hình ảnh này cho chúng ta, trang điểm và tạo phong cách cho món ăn, đó chính là Food stylist.

Food stylist có những yêu cầu gần giống với công việc của một nhà thiết kế thời trang. Nhiệm vụ của một họ là phối hợp ẩm thực với nghệ thuật sắp đặt các nguyên liệu, màu sắc để cho ra món ăn hấp dẫn nhất trong các buổi chụp hình quảng cáo, thu hình cho các chương trình dạy nấu ăn trên các ứng dụng và trên ti-vi.

Độc đáo nghề

Food stylist có những yêu cầu gần giống với công việc của một nhà thiết kế thời trang.

 

Theo chân chị Hương, chúng tôi có dịp được ngắm nhìn quá trình thiết kế cho 1 món ăn của chị. Chỉ món chè hoa quả tuyết nhĩ mà chị phải tỉ mẩn hơn 2h đồng hồ. Sự tinh tế trong việc trang trí, làm đẹp cho các món ăn đòi hỏi người Food stylist phải vô cùng cầu toàn, tỉ mỉ từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng như phải am hiểu về ẩm thực, biết các loại nguyên liệu, thực phẩm nào thì có thể kết hợp được với nhau và đặc tính của từng loại.

Nghề Food stylist xuất hiện trên thế giới vào khoảng những năm 60 của thế kỷ trước tại Mỹ khi mà xu hướng chuyển từ hình hoạt họa quảng cáo sản phẩm sang ảnh chụp đang lên ngôi.

Food stylist là một nghề khá hot hiện nay. Trong khi ở nước ngoài, Food stylist là 1 nghề có thu nhập khá cao thì ở Việt Nam, ít ai có thể sống được bằng nghề này mà hầu hết mọi người chỉ coi nó là 1 đam mê xa xỉ…

Theo Minh Quý - Văn Phúc – Dantri

Tin gốc: http://dantri.com.vn/xa-hoi/doc-dao-nghe-thiet-ke-thoi-trang-cho-mon-an-770919.htm

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Nghề pha chế: Thời của các “nghệ nhân” cà phê?
Khi mà các món đá xay (ice blended), espresso, latte, cappucino… dần trở thành những thức uống yêu thích của giới trẻ thì nghề pha chế cà phê càng ngày càng trở nên hấp dẫn.
Nghề
Food stylist – Nghề trang trí, làm đẹp cho món ăn là một nghề mới xuất hiện cách đây vài năm tại Việt Nam. Thu nhập khá, nhưng bấp bênh, nên số lượng người làm nghề này ở Việt Nam còn khá ít.
Nghề nấu bếp: Việc nhiều, ổn định, thu nhập cao
Du lịch và nhu cầu phát triển của cuộc sống trong những năm gần đây đã mở ra cơ hội rất lớn cho nghề nấu ăn, phục vụ nhà hàng, đưa nó trở thành một nghề khá "nóng" hiện nay.
Nghề bếp không lo thiếu việc làm
Hiện nay một số nhân viên ngân hàng đang chuyển hướng sang học nghề bếp để tìm cách tiếp cận thị trường lao động quốc tế.