Chân dung một KẾ TOÁN VIÊN QUẢN TRỊ

(Huongnghiep.com.vn) – Để trở thành một kế toán tài chính đơn thuần đôi khi chỉ cần trải qua một lớp đào tạo tiêu chuẩn, nhưng để trở thành một kế toán quản trị không đơn giản như vậy. Làm kế toán quản trị, ngoài kiến thức trong ngành kế toán, còn phải giỏi kiến thức quản trị, marketing và kinh nghiệm hướng ngoại.

Giới thiệu chung

Sếp không bao giờ sai, nhưng Sếp luôn cần kế toán viên quản trị! Sự hiện diện của kế toán viên quản trị trong công ty nhằm đảm bảo cho quá trình vận hành của doanh nghiệp, đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá doanh nghiệp đó. Để đạt được “đẳng cấp” của kế toán viên quản trị là mục tiêu phấn đấu của những người làm công tác kế toán thông thường.

Chân dung một KẾ TOÁN VIÊN QUẢN TRỊ

Công việc của kế toán viên quản trị

  • Lập ngân sách/ Kiểm soát/ phân tích việc chi tiêu (Nội dung chính là xác định chi phí chứ không phải là hạch toán thật chính xác vì các số liệu chỉ phục vụ mục tiêu nội bộ, không có tính pháp lý)
  • Lập bảng phân tích định lượng cho việc đầu tư
  • Quản trị chi phí, lập báo cáo quản trị, quản lý và theo dõi việc thanh quyết toán các hợp đồng, công nợ khách hàng, quản lý vật tư tồn kho hàng tháng của công trình chuyên quản. (Kết hợp nhịp nhàng quy trình lập kế hoạch, đánh giá với các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp)
  • Đánh giá hiệu quả

Môi trường công việc

Công việc của kế toán viên quản trị ngoài việc chịu áp lực trước giám đốc về số liệu thống kê của công ty, còn phải đưa ra những dự đoán nhằm định hướng chiến lược kinh doanh,  chịu trách nhiệm từ những con số mình đưa ra trước cơ quan quản lý nhà nước. Mặt khác, việc tiếp xúc thường xuyên với những số liệu, các kế toán viên quản trị thường tỏ ra quá tải và căng thẳng. Tuy nhiên, mọi áp lực công việc đều tỉ lệ thuận với chế độ đãi ngộ và khả năng tổ chức của cá nhân.

Những tố chất cần thiết

  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp số liệu
  • Có kinh nghiệm lâu năm trong ngành kế toán là lợi thế lớn
  • Có Khả năng sử dụng phần mềm kế toán.
  • Có tinh thần hướng ngoại, nắm bắt thông tin, xây dựng mối quan hệ công việc v.v…
  • Linh hoạt, nhạy bén và đặc biệt là thêm chút máu liều sẵn sàng chấp nhận rủi ro có tính toán.
  • Giỏi ngoài khả năng “lách luật” còn có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thậm chí… bãi bỏ luật chơi nếu cần thiết.
  • Khách quan và chính trực
  • Có khả năng dự đoán rủi ro trong tương lai

Triển vọng nghề nghiệp

Ngoài chế độ đầy đủ theo qui định, cơ hội làm thêm ngoài giờ đối với vị trí này cũng rất nhiều và cho thu nhập khá cao, khi mà các doanh nghiệp bắt đầu tiết kiệm chi phí thuê nhân viên lâu dài.

Những nhân viên kế toán thông thường sau khi trải qua một thời gian công việc sẻ có nhiêu cơ hội thử sức với vị trí này. Hiện nay, có rất nhiều tổ chức, trường đào tạo chuyên ngành về lĩnh vực kế toán quản trị, đây cũng là một cách đi tắt cho những ai có đam mê.

Mục tiêu chính của kế toán viên quản trị

  • Hoạch toán chi phí
  • Kiểm soát và lập kế hoạch
Đánh giá post này: