Bài học thương hiệu từ CEO của Hyundai

Khách hàng không chỉ đơn giản mua xe mà là đang có một sự lựa chọn thông minh với chiếc xe an toàn, đáng tin cậy mà lại có có mức giá phải chăng.

Bài học thương hiệu từ CEO của Hyundai

Việc Dave Zuchowski tiếp nhận vị trí giám đốc điều hành của hãng xe Hàn Quốc đã mang lại bất ngờ cho không ít người. Tuy nhiên, đối với những người làm việc cùng ông thì đó là quyết định dễ hiểu.

Zuchowski là nhân tố quan trọng trọng sự phát triển của Hyundai. Ông cũng tốt nghiệp đại học chuyên ngành truyền thông và ông biết làm thế nào để làm nên một thương hiệu.

Năm 2007, thị phần của Hyundai ở Mỹ chỉ dưới 3%. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm sau, hãng đã vượt lên mức 5% . Người tiêu dùng khám phá ra Hyundai đã sản xuất ra những chiếc xe phù hợp, thậm chí vượt qua chất lượng của những mẫu xe xa hoa đắt tiền.

Zuchowski đã gia nhập công ty sau một thời gian rất dài làm việc ở Mazda và Ford. Cho dù có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nền công nghiệp ô tô, Zuchowski đã tiếp cận chương trình “đào tạo phát ngôn viên” với sự đánh giá cao về các kỹ năng giao tiếp giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu trong mắt những người mua xe tầm trung. 

Không có gì ngạc nhiên khi thông cáo báo chí chính thức của Hyundai đã nhấn mạnh Zuchowski là “sự kết hợp hiếm có của sự đam mê, thông minh, sáng tạo và chuyên cần”.

Zuchowski nhắc nhở cho mọi người thấy rằng những nhà lãnh đạo truyền cảm hứng thường say mê với thương hiệu của họ. Họ quan tâm xem thương hiệu có ý nghĩa như thế nào đối với khách hàng hơn là say mê với chính các sản phẩm của thương hiệu đó. 

Zuchowski và các giám đốc điều hành tại Hyundai đã cam kết xây dựng một công ty xe hơi có giá trị vượt ngoài ý nghĩa công ty xe hơi thông thường trong tâm trí của khách hàng. Theo họ thì khách hàng không chỉ đơn giản mua xe mà là đang có một sự lựa chọn thông minh với chiếc xe an toàn, đáng tin cậy mà lại có có mức giá phải chăng.

Năm 2009, trong thời gian nước Mỹ chìm sâu vào cuộc suy thoái, Hyundai đã đưa ra chương trình bảo đảm với lời hứa mua lại chiếc xe Hyundai mới sau một năm nếu người tiêu dùng mất việc. Điều này đã tạo nên sự khác biệt cho nhà sản xuất xe. 

Chương trình mua lại kết thúc năm 2011 nhưng nhãn hiệu bảo đảm vẫn còn đó và giúp cho Hyundai trở thành thương hiệu “bảo hành tốt nhất nước Mỹ”.Zuchowski cho biết điều quan trọng là tạo được cảm xúc kết nối với người mua. “Điều đó đánh trúng vào tâm lý công chúng”, ông cho hay.

Mỗi người làm việc cho một thương hiệu chính là hình ảnh đại diện cho thương hiệu đó với thế giới bên ngoài. Mỗi sự tương tác là một cơ hội để quảng bá cho bộ mặt của thương hiệu. Đó có thể là một bộ mặt cực kỳ nhiệt tình và tràn đầy sinh lực nếu bạn hy vọng sẽ thuyết phục được khách hàng của bạn. 

Một nhà lãnh đạo phải chắc chắn rằng tất cả mọi người trong nhóm của mình chia sẻ niềm đam mê với mình và quan trọng hơn, khuyến khích họ chia sẻ niềm đam mê mỗi khi có cơ hội đến. Niềm đam mê không phải là một từ xấu trong kinh doanh mà nó là điều cần thiết. Chỉ riêng điều đó thì chưa đủ nhưng nó lại hoàn toàn cần thiết và là điều không thể thiếu đối với một lãnh đạo nếu muốn tạo dựng một thương hiệu hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng.

HNO/Theo TTVN

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

6 yếu tố cần cân nhắc khi khởi nghiệp
Trước khi kinh doanh, bạn nên phân tích kỹ các yếu tố - khách hàng, sản phẩm, thời điểm gia nhập thị trường, môi trường cạnh tranh, tài chính và nhân sự.
8 ngành tiềm năng để khởi nghiệp năm 2014
Bạn đang dự định khởi nghiệp? Bạn muốn bước vào những ngành có tiềm năng lớn với những sản phẩm khiến mọi khách hàng phát cuồng? Tạp chí kinh doanh Inc đã tổng hợp những dữ liệu để đưa ra danh sách 8 ngành đang có tiềm năng phát triển nhất hiện nay.
10 ý tưởng kinh doanh kiếm tiền nhanh nhất
Những ý tưởng kinh doanh tốt sẽ giúp bạn kiếm được nhiều tiền, tuy nhiên, bạn cần phải chọn được hướng đi tốt, nắm bắt nhu cầu và cơ hội thị trường.
Những lý do bạn nên chọn khởi nghiệp ở các công ty lớn
Thời gian, kinh nghiệm và cơ hội tiếp xúc với những dự án công việc lớn, đó là một vài ưu điểm khi bạn lựa chọn khởi nghiệp ở các công ty lớn…
Khởi nghiệp ở Việt Nam, khi nào thích hợp?
Đây luôn là câu hỏi đầy băn khoăn của các bạn trẻ.
Khởi nghiệp không cần nhà đầu tư? Tại sao không?
Công việc kinh doanh tất nhiên cần vốn, và đôi khi bạn cần viện tới sự giúp đỡ của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các chủ doanh nghiệp cũng nên suy xét nghiêm túc: Liệu họ có thực sự cần tới các nhà đầu tư khác để hiện thực hóa ước mơ của mình?