(Huongnghiep.com.vn) – Trong những năm gần đây, ngành Quản trị mạng được đào tạo khá tràn lan, điều nay dẫn đến nguy cơ Doanh nghiệp cần nhiều lao động mà Sinh viên tốt nghiệp thì vẫn cứ thất nghiệp. Cho đến nay, nghề này làm cho người học có cảm giác như đã bị bảo hòa và khó xin việc. Nhưng thực tế chưa hẵn như vậy.
Giới thiệu chung
Nghề quản trị mạng là một nghề có kiến thức khá rộng trong lĩnh vực CNTT. Nó bao gồm khá nhiều công việc đi kèm khi một người đã là một Quản trị mạng thực thụ. Công việc đó bao gồm công việc của một quản trị viên trên các thiết bị Cisco, quản trị viên Windows, quản trị viên về web server, về cơ sở dữ liệu….
Tuy nhiên, tại một đơn vị tuyển dụng, ít nhiều cũng tuyển một vài nhân viên về Quản trị mạng. Nếu các công ty lớn, vị trí này có đến hàng chục, hàng trăm nhân viên. Họ thường kiêm nhiều công việc trong một hệ thống nhân viên cùng cấp, vì thế, các đơn vị tuyển dụng thường có lợi khi tuyển một nhân viên quản trị mạng thay vì tuyển riêng cho từng vị trí.
Công việc của một Quản trị mạng
- Theo dõi, phân tích, cảnh báo và xử lý sự cố hệ thống mạng
- Quản trị, cấu hình các thiết bị tương đương
- Theo dõi và xử lí các sự cố về routing ,switching,…
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ hệ thống mạng
- Theo dõi và xử lí các sự cố phát sinh về an toàn mạng
- Đề xuất, tham gia, triển khai, phát triển các công cụ quản trị nhằm tối ưu hóa hệ thống
- Áp dụng các chương trình mới trong việc nâng cấp hệ thống mạng
…
Môi trường công việc
Là một Kỹ sư trong lĩnh vực CNTT, tất nhiên môi trường công việc khá năng động và hòa đồng. Nhân viên quản trị mạng thường tham gia rất nhiều vào tất cả các khâu công tác trong quá trình xử lý sự cố hệ thống mạng. Mặt khác, việc tìm ra một lỗi hay khắc phục sự cố khiến bạn phải lao tâm lao lực vì nó. Đôi khi đó lại chính là những áp lực không hề nhỏ của hầu hết các Kỹ sư CNTT. Một khi đã đầu quân cho những công ty có tầm cỡ, áp lực của bạn ngày càng tăng cao. Điều quan trọng là phải nắm vững kiến thức và tự tin cho những quyết định khắc phục hay nâng cấp hệ thống mạng khi đối mặt với Sếp.
Những tố chất cần thiết
Tất nhiên dân Quản trị mạng phải giỏi CNNT mạng máy tính. Ngoài ra, nếu có những tố chất sau khiến bạn trở nên hoàn thiện hơn:
- Tính tỉ mĩ trong công việc
- Có khả năng tiếp thu các công nghệ mới trong thời gian ngắn
- Có đam mê thật sự với ngành
- Có thêm các chứng chỉ liên quan là một lợi thế
- Cần biết thêm về mãng lập trình
- Có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ mới
- Có kinh nghiệm trong việc tìm, đàm phán và hoàn thiện thủ tục mua bán với nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị mạng
- Người quản trị mạng phải có khả năng tự thiết lập một mạng máy tính, cấu hình mạng, điều chỉnh hiệu năng hoạt động mạng máy tính, vận hành hệ thống mạng, giải quyết sự cố mạng và nắm được các phương pháp để bảo vệ mạng trước nguy cơ virus, worm, rojan, spam, cũng như các biện pháp chống xâm nhập, ăn cắp thông tin, phá hoại mạng.
…
Triển vọng nghề nghiệp
Được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội theo quy định của luật lao động, và chế độ riêng dành cho nhân viên của công ty. Được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có cơ hội thăng tiến. Cơ hội được trao đổi, học tập với các chuyên gia kỹ thuật, nhà thiết kế quốc tế.
Nghề Quản trị mạng có nhu cầu cao và lương khá, điều quan trọng là bạn cần có thêm kỹ năng săn việc khi cơ hội đến. Lương của nghề này dao động từ 200 – 700USD/tháng và cao hơn ở các công ty nước ngoài. Đối với sinh viên mới ra trường, nếu chịu khó tìm tòi, nâng cao kiến thức các bạn dư sức để tham gia ngay vào công việc này.
Mục tiêu chính của Quản trị mạng
- Theo dõi và khắc phục sự cố vận hành của hệ thống mạng
- Kết hợp với đồng nghiệp
và ứng dụng các chương trình mới đảm bảo an toàn hệ thống.