9X Việt làm Tổng biên tập báo của Đại học Mỹ

Kết thúc phổ thông, Trần Việt Hùng (sinh 1993), cựu học sinh chuyên Anh, trường chuyên Lê Hồng Phong (TP. HCM) nhận được 12 sự chấp nhận từ 15 trường đại học Mỹ mà cậu gửi hồ sơ. Cuối cùng, Hùng chọn ĐH Denison. Ở ngôi trường này, hiện nay, chàng sinh viên Việt đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội Sinh viên trường, đồng thời là Tổng Biên tập tờ báo trường, mang tên Denisonian Weekly

9X Việt làm Tổng biên tập báo của Đại học Mỹ

Trong bảng xếp hạng các trường đại học Mỹ, ngôi trường mang tên ngọn núi Denison, bang Ohio, không phải là một cái tên đình đám nhưng cho đến nay, khi đã học sang năm thứ ba, đây là một môi trường hoàn hảo đối với Hùng. Với 2 chuyên ngành Hùng theo đuổi là Khoa học máy tính và Truyền thông, anh chàng đã được tạo mọi điều kiện để phát triển.

Hùng nói: “Nếu so sánh với Harvard thì sẽ khập khiễng nhưng mình đã đi nhiều trường đại học lân cận để khảo sát và thấy yêu quý mái trường Denison nhiều hơn. Ở đây, mình có thể hẹn gặp giáo sư trao đổi học thuật rất dễ dàng. Giảng viên luôn đặt việc học của sinh viên lên hàng đầu. Ngoài ra, mình còn có môi trường làm báo rất thú vị”.

Sinh viên quốc tế đầu tiên làm Tổng Biên tập

Bước chân vào giảng đường đại học, Việt Hùng năng động tham gia ngay vào êkíp làm báo của trường. Với kinh nghiệm chụp ảnh khi còn ở Việt Nam, Hùng đăng ký chụp ảnh cho Denisonian. Hùng kể: “Mình cầm máy đi khắp trường, chụp ảnh tất cả các sự kiện diễn ra. Ở trường đại học nên việc tác nghiệp khá suôn sẻ. Với các chương trình cần làm phóng sự ảnh, mình phải lên các tờ báo nổi tiếng của Mỹ như New York Times để học cách họ chú thích ảnh, kỹ thuật chụp, góc chụp rồi thực hành luôn”.

Bên cạnh vị trí phóng viên ảnh, Hùng còn tham gia dàn trang cho báo. Từ khi Hùng làm, nhờ sự kỹ tính và khắt khe với công việc, những lỗi trình bày của báo đã giảm đi trông thấy. Do vậy, Hùng đã “ghi điểm” trong mắt ban lãnh đạo báo.Hùng chia sẻ: “Tuy là báo trường nhưng quy trình thực hiện chuyên nghiệp như một tòa soạn báo thực thụ. Chỉ khác, các vị trí công việc đều do sinh viên đảm nhận. Ban lãnh đạo báo được Tổng Biên tập một tờ báo lớn ở bang Ohio hướng dẫn chuyên môn”.

Denisonian phản ánh toàn bộ đời sống của sinh viên trường. Đường hướng tờ báo rất rõ ràng: Về sinh viên và vì sinh viên. Trụ sở của báo là một phòng ở trường, có gần chục chiếc máy tính. Báo ra ngày thứ Ba hằng tuần nên mọi thứ phải xong từ Chủ Nhật. Ngày báo lên khuôn, Hùng cùng 20 bạn đồng nghiệp túc trực, làm việc cật lực tại tòa soạn. Thời gian khá bận rộn và chất lượng tin, bài đòi hỏi tương đối cao nên các bạn làm báo Denisonian đều phải có năng lực thực sự. Êkíp liên tục tuyển cộng tác viên mới nhưng không phải ai cũng trụ lại được.

Chính vì báo độc lập với nhà trường nên tiếng nói của sinh viên được phản ánh mạnh mẽ. Không dừng lại ở công việc dàn trang, chụp ảnh, Hùng còn tham gia viết bài điều tra liên quan đến quyền lợi người học cũng như phóng sự về những góc khuất trong đời sống sinh viên. Đến tháng 12/2012, trong đợt bầu lại lãnh đạo báo, Hùng được tín nhiệm bầu vào vị trí Tổng Biên tập. Như vậy, Hùng là sinh viên quốc tế đầu tiên được bầu vào vị trí cao nhất của tờ báo trường.

9X Việt làm Tổng biên tập báo của Đại học Mỹ

ĐH Denison - nơi Trần Việt Hùng đang theo học. Ảnh Internet

Vai trò của sinh viên da màu

Bên cạnh việc trở thành Tổng Biên tập của Denisonian, Hùng còn được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên trường. Đây cũng là một chức vụ quan trọng nhất của Hội Sinh viên trường mà một sinh viên quốc tế của trường từng đảm nhận.

Hùng chia sẻ, vì trước đây, một số bạn sinh viên quốc tế đã không thể hiện được chí cầu tiến và nỗ lực học tập nên không tạo được uy tín trong mắt toàn thể sinh viên trường. Khoảng 10 – 20 % sinh viên Mỹ trong trường cũng là con nhà khá giả. “Mình từng bị một thiểu số sinh viên này phân biệt chủng tộc. Mình rất buồn. Khi mình nhận được vị trí Phó Chủ tịch Hội sinh viên, mình đã nghĩ, phải tận dụng vai trò của mình trong Hội để đấu tranh cho quyền lợi của sinh viên châu Á trong trường nói riêng và sinh viên da màu nói chung”, Hùng tâm sự.

Trường Denison thành lập năm 1831 nhưng phải đến năm 1954 mới có sinh viên da màu đầu tiên. Đến thập niên 1970, những sinh viên da trắng tiến bộ cùng các bạn học sinh da màu tổ chức nhiều hoạt động đòi hỏi ứng xử bình đẳng và tăng tỉ lệ sinh viên da màu. Cho đến nay, khi Hùng vào trường học, Hùng đã góp phần tiếp nối phong trào tiến bộ đã có từ lâu của trường.n

Mùa Hè 2013, Hùng trở về Việt Nam để tham gia trò chuyện với học sinh Việt Nam về kỹ năng làm bài luận trong hội thảo du học do Hội Du học sinh Mỹ – Viet Abroader, tổ chức. Hùng cũng đang thực tập có lương, vị trí Marketing online, Quan hệ công chúng (PR) cho một công ty truyền thông quốc tế tại TP. HCM.

Ngoài ra, anh chàng là “chủ xị” 2 năm liên tiếp trong việc tổ chức sự kiện gặp mặt các thế hệ cựu học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong TP. HCM. Sự kiện mang tên Hạ về. Năm trước sự kiện này thu hút 500 người tham dự. Năm nay, số lượng đã tăng lên 2.000 người.

Hùng cho biết, bên cạnh Denisonian là tờ báo chính thống phát hành thứ Ba hằng tuần, trường còn có tờ báo “lá cải” phát hành hằng ngày mang tên Bullsheet. Là báo lá cải nên Bullsheet nhận tất cả các bài viết của tất cả sinh viên trong trường, viết về mọi chuyện “trên trời dưới đất”. Miễn là không công kích cá nhân và người viết chịu trách nhiệm thông tin mình đưa ra. Sinh viên cũng có thể dùng kênh này để giải tỏa bức xúc khi bị thiệt thòi quyền lợi hay những bất cập từ chính sách phân bổ tiền hoạt động của Hội Sinh viên.

Theo Xuân Huy/SVVN

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

1001 kiểu khởi nghiệp.
Trên thế giới có hàng nghìn nghề nghiệp khác nhau, và chúng ngày càng nhiều hơn khi nhu cầu của con người ngày càng gia tăng. Bởi vậy, thế giới nghề nghiệp bao la sẻ sản sinh ra hàng ngàn cách khởi nghiệp khác nhau, miễn sao nghề nghiệp đó tạo ra của cải và chân chính.
Book Box - Dự án hộp sách chia sẻ từ cộng đồng
Dự án Book Box là một dự án phi lợi nhuận, vì cộng đồng và hoạt động hoàn toàn dựa trên tinh thần chia sẻ tự nguyện. Các hộp sách ở nhiều hình dạng sẽ được đặt tại các quán cà phê hay khu vực trung tâm. Mỗi hộp sách sẽ chứa từ 10 đến 20 cuốn sách. Tất cả mọi người đều có thể lấy sách từ hộp về đọc, với điều kiện họ phải thay vào đó một cuốn sách khác.
Jan Koum trở lại mạnh mẽ với WhatsApp
Jan Koum đang trở thành cái tên được chú ý trên các phương tiện thông tin đại chúng, sau hợp đồng chuyển nhượng WhatsApp với giá 19 tỷ đô la cho Facebook ngày 20/2. Koum cùng đồng nghiệp Brian Acton bắt đầu xây dựng WhatsApp năm 2009 tại California, sau khi rời khỏi Yahoo và bị Facebook từ chối tuyển dụng.
8 bài học quản lý từ Alex Ferguson
Trong suốt 27 năm dưới thời của Huấn luyện viên Alex Ferguson, đội bóng hàng đầu nước Anh Manchester United (MU) đã đạt giá trị ước tính vào khoảng 3,1 tỉ USD (theo Forbes) trong làng thể thao thế giới. Trong suốt thời gian đó, MU đã giành được 13 danh hiệu Premier League nước Anh, 2 lần vô địch châu Âu (năm 1999 và 2008) và hàng loạt các danh hiệu cao quý trong nước và quốc tế khác, đưa tổng số tài sản của HLV Alex Ferguson lên mức cao gần gấp đôi, trở thành vị huấn luyện viên xuất sắc kế tiếp của nước Anh.
Trở thành tỉ phú từ những ngành nghề bình thường
Có tỉ phú trẻ khởi nghiệp từ những ngành nghề rất bình thường và thành công nhờ vào sự quyết tâm, dám đối mặt với rủi ro và đứng dậy sau mỗi thất bại.
Kiếm triệu USD nhờ làm vòng tay Olympic
Những chiếc vòng làm từ dây dù, có giá 30-33 USD một chiếc. Không chỉ làm đồ trang sức, chúng còn được dùng để leo núi, dựng lều hay buộc đồ.