Ngành An Toàn Thông Tin

Giới thiệu chung: 
Đào tạo kỹ sư ngành An toàn thông tin có khả năng thiết kế cài đặt và quản trị hệ thống mạng nói chung, có kiến thức chuyên sâu về An toàn thông tin,… nhằm đào tạo sinh viên trở thành các chuyên gia An ninh mạng, chuyên gia an ninh thông tin, an ninh hệ thống, quản trị mạng cao cấp. Đặc biệt chú trọng trang bị khả năng giao tiếp xã hội, làm việc hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức, có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống nghề nghiệp khác nhau, phát triển và triển khai các ứng dụng trên môi trường mạng, cải tiến và đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống, có khả năng nghiên cứu chuyên sâu những lĩnh vực thuộc ngành An toàn thông tin. Có tác phong chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo trong nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức và ý thức tổ chức kỷ luật tốt.

Ngành An Toàn Thông Tin

Các thông tin giới thiệu chung về ngành An toàn thông tin

- Khối thi: A, A1, D1

- Trình độ đào tạo:  Đại học

- Loại hình đào tạo: Kỹ sư an toàn thông tin

- Thời gian đào tạo: 5 năm

Các khối kiến thức được đào tạo trong toàn bộ chương trình

Các chuyên ngành đào tạo

- An ninh mạng.

- Quản trị Hệ thống an toàn thông tin.

- Phát triển ứng dụng an toàn thông tin.

- Mã hóa an toàn thông tin.

Kiến thức chuyên sâu

- Kiến thức nền tảng về máy tính và hệ thống mạng.

- Kiến thức nền tảng về an toàn an ninh thông tin.

- Các ngôn ngữ lập trình và quy trình phát triển phần mềm.

- An toàn an ninh thông tin cho quản trị hệ thống thông tin.

 - Điều tra tội phạm thông tin.

- Phân tích và đánh giá hệ thống với xâm nhập giả định.

 - Xử lý sự cố xâm nhập hệ thống.

 - Phát triển phần mềm đảm bảo an toàn thông tin.

 - Kiểm tra khả năng an toàn an ninh thông tin.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp kỹ sư tài năng ngành An toàn Thông tin 

Sinh viên học ngành An toàn thông tin khi tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư An toàn thông tin có thể làm việc như:

- Kỹ sư phân tích, thiết kế, lập trình dự án; cán bộ quản lý dự án trong các công ty phần mềm; Chuyên viên quản trị an ninh mạng trong các cơ quan, doanh nghiệp;

- Chuyên viên An toàn thông tin có khả năng phân tích, ngăn chặn sự cố cho mạng máy tính và các hệ thống thông tin lớn trong các cơ quan, doanh nghiệp.

- Chuyên viên thiết kế và đảm bảo an toàn cho các hệ thống mạng trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học…

- Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng khoa học thuộc lĩnh vực liên quan tới An ninh Mạng và Bảo mật Thông tin tại các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu tại các công ty, tổ chức, Bộ, Ban, Ngành.

- Giảng viên về An toàn thông tin và Công nghệ thông tin ở các trường đại học, cao đẳng.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học, có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực An toàn thông tin.

- Chuyên viên An Toàn Thông tin có khả năng phân tích, ngăn chặn sự cố cho mạng máy tính và các hệ thống thông tin lớn.

- Chuyên viên thiết kế và đảm bảo an ninh cho các hệ thống mạng máy tính và truyền thông trong các cơ quan, công ty, trường học... 

- Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng An ninh Mạng và Bảo mật Thông tin ở các Viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng. 


Sinh viên được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng thực hành tương đương với yêu cầu của một số chứng chỉ quốc tế về mạng và bảo mật như CCNA, CCNP Security, MCSE Security, RHCSS, Security+ . Đặc biệt chú trọng trang bị khả năng giao tiếp xã hội, làm việc hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức; có khả  năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống nghề nghiệp khác nhau.


Nguồn: Tổng hợp

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Trợ lý báo chí: Nghề mới
Nếu coi người phóng viên là"chiếc cầu thứ hai" đưa thông tin đến với công chúng thì cán bộ trợ lý báo chí chính là "chiếc cầu thứ nhất"cung cấp thông tin một cách khách quan, trung thực cho các nhà báo.
Nghề phóng viên ảnh và những câu chuyện dài
Không kém gì những mẩu tin, bài viết, đôi khi một tấm ảnh còn có “sức mạnh” hơn cả nhiều trang báo. Trên thế giới, các hãng thông tấn lớn như AP, AFP, BBC,… đều rất chú trọng lĩnh vực ảnh báo chí, họ sẵn sang trả rất nhiều tiền để có được những bức ảnh “không ai có”.