Malcolm Glazer: Một tài năng Do Thái khác nữa lại ra đi.

Huongnghiep.com.vn - Không lạ gì khi một ông trùm tài chính người Mỹ - Malcolm Glazer vừa qua đời lại là một người Do Thái chính gốc. Bởi vì, đơn giản Malcolm Glazer - người Do Thái kia vốn quen với vai trò là một người đứng đầu.

Trên thế giới, cái tên Malcolm Glazer vốn được biết đến nhiều không phải vì ông là một nhân vật vĩ đại nào đó mà chính cái tên này được biết đến nhiều từ phi vụ thâu tóm câu lạc bô bóng đá nổi tiếng – Manchester United (MU).

Trước khi chính thức thâu tóm MU vào năm 2005, cuộc đời Malcolm Glazer đã trải qua biết bao biến động. 

Malcolm Glazer: Một tài năng Do Thái khác nữa lại ra đi.

Malcolm Glazer đơn giản là một con người gốc Do Thái. Ảnh: Forbes

Malcolm Glazer sinh năm 1928, là một thợ sửa chữa đồng hồ từ khi 8 tuổi. 15 tuổi ông đã mất cha và tài sản ông có được lúc bấy giờ chỉ là 300 USD. "Đó là bi kịch lớn nhất đời tôi nhưng cũng nhờ đó mà tôi trưởng thành", Malcolm chia sẻ về sự ra đi của cha mình trong lần phỏng vấn với Reuters.

Sự “trưởng thành” mà ông đã đề cập khiến cho người ta phải ngã mũ thán phục về tài năng của ông nói riêng và những người Do Thái nói chung mặc dù trên con đường đi đó phải nếm trải khá nhiều thất bại.

Đến năm 1963, Malcolm mua lại Ngân hàng Thương mại quốc gia (đặt tại Savanah, New York). Vào năm 1973, ông mua lại West Hill Convalescent, nhà điều dưỡng đầu tiên trong số 5 nhà ông đang sở hữu. Ba năm sau đó, ông thâu tóm 3 doanh nghiệp truyền hình với giá 20 triệu USD rồi bán lại một trong số đó vào năm 1990 để lấy 66 triệu USD.

Một thương vụ đình đám và được xem là thành công khi phải gánh chịu khá nhiều chỉ trích của người hâm mô đó là việc mua lại CLB bóng bầu dục Tampa Bay Buccaneers của Mỹ với giá 190 triệu bảng vào năm 1995. Đến năm 2003, Buccaneers của Malcolm Glazer giành siêu cúp bóng bầu dục Super Bowl và được định giá tới 671 triệu bảng. Cũng trong năm này, công cuộc đàm phán để từng bước thâu tóm CLB MU đang được ông và các con của mình bắt đầu khởi động. Chỉ 2 năm sau đó, Malcolm Glazer đã biến điều đó thành hiện thực khi sở hữu 74,81% cổ phần của MU.

Từ khi chính thức thâu tóm MU, nhà Glazer đã bị đông đảo CĐV phản đối giữ dội. Cũng từ giai đoạn này, những món nợ của MU càng ngày càng phình to và đỉnh điểm lên đến 716,5 triệu bảng vào năm 2010. Các CĐV biểu tình chống các ông chủ Mỹ rất dữ dội ở Old Trafford và ở sân tập Carrington. Hội các Hiệp sĩ đỏ (Red Knights) ra đời và là những người phản đối người Mỹ dữ dội nhất.

Nhưng với tài thao lược và phẩm chất kinh doanh vốn có của một nhà kinh doanh Do Thái chính gốc, Malcolm Glazer đã chèo lái con tàu MU của mình ngày một sáng sủa hơn. Từ khi chiêu mộ Alex Ferguson về làm HLV cho MU, CLB này đã mang lại vô số thành công. Thực tế trong gần thập kỷ dưới sự điều hành của gia đình Glazer, Man United đã có giai đoạn thành công cả trong và ngoài sân cỏ. Cách tiếp cận nhượng quyền thương mại trong các hoạt động tài chính đưa Man United tới sự giàu có vô bờ bến. Điều quan trọng hơn là Ferguson tiếp tục đưa danh hiệu về Old Trafford. Từ 2007 đến 2009, 3 chức vô địch Premier League, cùng Champions League 2008 và nhiều giải khác, là giai đoạn ba năm thành công nhất lịch sử.

Trước khi qua đời vào ngày 28/5 vừa rồi, Malcolm Glazer vẫn mang lại doanh số kinh doanh của MU ngày càng tăng, mặc dù năm 2014 không phải là mùa giải thi đấu thành công của CLB này.

Có lẽ, điều đặc nhất đối với Malcolm Glazer cho đến cuối đời đó chính là trong quá trình nắm giữ CLB MU, ông chưa một lần đặt chân đến sân vận động của câu lạc bộ nổi tiếng này dù chỉ một lần.

Hãy tiếp tục khám phá về Malcolm Glazer, bạn sẻ nhận thấy nhiều điều đặc biệt hơn nữa ở con người ông.

Huongnghiep.com.vn

  • (Có 5 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Ông chủ Las Vegas Sand kiếm tiền như thế nào?
“Tôi phải mất tới 11 năm để kiếm ra 1 tỷ USD đầu tiên, còn hiện tại, chưa đầy hai tháng tôi có thể bỏ túi 1 tỷ USD. Thế thì đã có thể coi là nhanh chưa nhỉ?", Sheldon Adelson nói.
Rita Nguyễn: Nữ doanh nhân đáng chú ý nhất châu Á
Rita Nguyễn, cô gái Canada gốc Việt, người vừa được Tạp chí Forbes xếp vào danh sách 12 nữ doanh nhân đáng chú ý nhất Châu Á khi tạo ra một "cuộc cách mạng internet" ở Myanmar.
Tỷ phú Geox: Người ta đã không tin tôi
Khi nhìn lại, ông chủ Mario Moretti Polegato của hãng thời trang Geox (Italy) tỏ ra tiếc nuối vì đã mất 3 năm đi chào bán phát minh của mình, thay vì tự dùng nó để khởi nghiệp.
Vị cứu tinh của Kodak
Sau những nỗ lực tái cấu trúc, Kodak cuối cùng đã thoát khỏi phá sản vào tháng 9/2013. Thế nhưng, hãng sản xuất phim chụp ảnh nổi tiếng một thời này vẫn tiếp tục làm ăn thua lỗ. Để đưa Kodak nhanh chóng trở lại đường đua, giữa tháng 3/2014, Hội đồng Quản trị Kodak đã chấp nhận để cho Jeffery J. Clarke trở thành Tổng Giám đốc (CEO) thay cho Antonio Perez, người cầm cương tại Kodak từ năm 2005, với hiệu lực tức thì. Jeffrey Clarke là ai? Liệu ông có thể làm được điều mà người tiền nhiệm vẫn chưa làm được