Kỹ thuật trồng cây Hibiscus

(Huongnghiep.com.vn) - Theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Hibiscus là một giống cây quí ở Việt Nam, không kén đất trồng, ưa đất đồi núi, thích hợp với khí hậu nóng ẩm và có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Kỹ thuật trồng cây Hibiscus

Cây Hibiscus (còn gọi là cây Bụp giấm, Bụp chua hay Atisô đỏ), có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa Linn, tiếng Anh là Roselle, tiếng Pháp là Bissap, tiếng Trung là Lạc Thần Hoa, tiếng Thái là KraJiabDaeng, tiếng Lào là som phor dee. Ở một số địa phương nước ta, người dân thường gọi Hibiscus là cây rau chua, cây giấm, rau khế, giền cá, giền chua, hoa vô thường, thậm chí còn có những nơi gọi là cây hoa hòe. Đây còn là một loại hồng trà truyền thống của Trung Quốc.

Hibiscus là loài thảo mộc quý có nguồn gốc từ các miền đất Nam Phi, Trung Mỹ xa xôi, những nơi có khí hậu khắc nghiệt . Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia và nhiều tài liệu khác thì đây là loại cây sống một năm, cao 1,5 – 2,5m, phân nhánh gần gốc, mầu tím nhạt. Lá hình trứng, phân thành 3-5 thùy, 8-15cm, mép có răng, sắp xếp luân phiên trên thân cây. Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống, đường kính 8-10cm, tràng hoa màu trắng hoặc vàng nhạt với một đám đỏ ở gốc mỗi cánh hoa. Đài hoa rộng 1-2cm, kéo dài đến 3-3,5cm, màu đỏ tươi như quả chín. Quả nang hình trứng, có lông thô mang đài mầu đỏ sáng tồn tại bao quanh quả. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10.

Kỹ thuật trồng cây Hibiscus

Đa công dụng của cây Hibiscus

Theo rất nhiều tài liệu nghiên cứu trên thế giới, Hibiscus có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là đài hoa của loài hoa này.

Ở Mỹ, Bộ Nông nghiệp Mỹ từ nghiên cứu năm 2008 đã công nhận Hibiscus có tác dụng làm giảm huyết áp đến 6 lần so với khi sử dụng thuốc hỗ trợ chức năng khác. Đồng thời Hibiscus cũng hỗ trợ giảm cân tương tự, tăng cường hệ miện dịch cho cơ thể.

Ở Châu Âu từ hàng trăm năm trước, người ta đã biết đến tác dụng của loại cây này và thường sử dụng trong ẩm thực chế biến, nấu ăn, làm nguyên liệu pha chế thức uống, làm trà thảo dược. Đặc biệt hơn cả là rượu vang ược làm từ Hibiscus được xem là loại thức uống bổ dưỡng và ưa chuộn của người châu Âu. Ngày nay, Đồ uống Hibiscus cũng đã được phục vụ rộng rãi trong chuỗi cửa hàng Starbucks danh tiếng trên thế giới.

Kỹ thuật trồng cây Hibiscus

Tại Ấn Độ, châu Phi và Mexico, người ta sử dụng toàn cây bụp giấm để làm thuốc. Dịch ép từ lá hoặc đài hoa được coi là thuốc lợi tiểu, lợi mật, hạ nhiệt và hạ huyết áp, nó giúp giảm độ nhớt của máu và kích thích nhu động ruột. Đầu thập niên thế kỷ 20, các nhà dược lý học ở Senegal nghiên cứu dịch chiết hoa bụp giấm có tác dụng giảm huyết áp và điều hòa cholesterol trong máu rất tốt. Đến năm 1962, Sharaf xác nhận lại lần nữa tác động hạ huyết áp của bụp giấm và còn chứng minh thêm tác dụng chống co thắt, tẩy ký sinh trùng đường ruột và kháng khuẩn. Ba năm sau, Sharaf và các cộng sự tiếp tục chứng minh cả hai dịch chiết nước và cồn của hoa bụp giấm còn có tác dụng kháng Mycobacterium tuberculosis. Một thí nghiệm nữa cũng chứng minh dịch chiết nước hoa bụp giấm còn giúp làm giảm độ hấp thu của rượu vào máu vì vậy đàn ông ở xứ Guatemala thường uống trà rosella là một phương pháp để giải rượu khi “quá chén”. Ở Đông Phi, họ gọi dịch nước ép từ hoa bụp giấm là trà Sudan để chữa ho. Trà rosella thêm ít muối, tiêu, a ngùy và mật mía là một phương thuốc để chữa bệnh vàng da ứ mật.

Kỹ thuật trồng cây Hibiscus

Ở Châu Á như Đài Loan, Thái Lan người ta dung lá đài bụp giấm phơi khô sắc uống là bài thuốc lợi tiểu mạnh và chữa sỏi thận. Tinh dầu được chế biến từ Hibiscus rất tốt cho da, người ta dùng chúng trong ngành công nghiệp massage, có thể là dầu gội hay sữa tắm toàn thân… Các nhà nghiên cứu Malaixia còn chứng minh nước ép từ lá đài tươi của bụp giấm có tác dụng bổ dưỡng và phòng ngừa một số bệnh ung thư.

Tại Việt Nam, Hibiscus phân bố khá rộng từ Bắc cho tới Nam Bộ. Giống Hibiscus được lấy từ Đức hiện nay được trồng nhiều ở một số tỉnh như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hải Phòng, Tây Nguyên,… Từ xa xưa, người Việt cũng dùng lá Hibiscus để làm rau nấu canh chua rất ngon, vỏ của cây này để dệt bao tải và một số vật dụng khác. Người Việt những năm gần đây cũng đã sử dụng đài hoa Hibiscus làm siro, làm trà uống hàng ngày, làm mức ngày tết… Hằng năm Việt Nam xuất khẩu sản phẩm thô khoảng 5.000-10.000 tấn đài hoa khô qua các nước Âu, Mỹ. Hiện một công ty tại Hà Nội đang sản xuất rượu vang và trà từ đài quả này.

Ngoài ra, Hibiscus còn có rất nhiều tác dụng khác trong Đông y mà chúng ta cần phải nghiên cứu tới. Ở nước ta, Hibiscus còn được xem là cây xóa đói giảm nghèo cho bà con vì sự thích nghi khí hậu và giá trị kinh tế cao, kể cả về du lịch mà giống cây này mang lại.

Kỹ thuật trồng cây Hibiscus

Biết được giá trị của loại cây này, huongnghiep.com.vn hôm nay sẻ giới thiệu kỹ thuật trồng cây này cho bà con tham khảo:

Kỹ thuật trồng cây Hibiscus

Hibiscus rất thích hợp với khí hậu Việt Nam. Khả năng chống chịu với bệnh tật khá cao. Hầu như người ta chưa phát hiện ra sâu bệnh từ khi canh tác cây này.

Hibiscus thích hợp với đất đồi núi, cằn cỗi, có thể sinh trưởng tốt trên các loại đất xấu, đất cát, hoặc trồng xen kẻ với các loại cây khác.

Kỹ thuật trồng Hibiscus nhìn chung rất là đơn giản. Đất thích hợp nhất cho loại cây này là đất cát pha, thịt nhẹ, có độ PH từ 6 – 7, mức nước ngầm dưới 60cm. Tuy nhiên, ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng, cây cũng có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Đất trồng cần được quét dọn, làm sạch cỏ dại, cày xới ở độ sâu từ 15 – 20cm để đất được tơi.

Có hai phương thức để trồng. Một là chúng ta đánh rãnh từng hàng, hai là chúng ta làm luống. Nếu đánh rãnh, bà con nên lưu ý các rãnh cách nhau từ 30-35cm. Nếu làm luống thì bề mặt luống rộng khoản 1m2.

Về phân bón cho Hibiscus là chúng ta lưu ý là dủng phân chuồng, phân Kali, phân Lân và phân Đạm. Phân chuồng/phân vi sinh theo tính toán thì khoản 1 tấn/1 hecta tương đương 0,1kg/hốc cây. Phân Lân 150kg/1 hecta. Phân Kali là 60kg/1 hecta. Phân Đạm là 40kg/ 1 hecta. Đối với phân chuồng, lân và kali thì bón lót. Phân Đạm dùng cho bón thúc.

Khi đưa ra gieo trồng thì chúng ta cũng nên chọn giống chất lượng, hạt mẫy, chắc có màu nâu sẫm để có tỉ lệ sống cao. Nhưng trước khi trồng chúng ta cần xử lý giống theo tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh trong 30 phút để đảm bảo giống nẩy mầm tốt.

Gieo hạt Hibiscus theo tỉ lệ 1 hốc từ 2 đến 3 hạt. Không nên gieo nhiều quá vì cây phát triển không tốt. Hạt phủ kín đất ở độ sâu 3cm sau đó phủ thêm rơm, cỏ khô và tưới đủ ẩm. Thời vụ gieo hạt tốt nhất từ tháng 2 đến tháng 4. Mật độ 20 x 20cm. Sauk hi cây lớn được 20 cm chỉ giữ lại một cây khỏe nhất.

Với cây Hibiscus, nhiệt độ cần cho cây nẩy mầm là từ 16 -18 oC, sinh trưởng thì 25 – 38 oC, ra hoa và đậu quả 25 – 30 oC. Vì vậy, việc chọn thời vụ thích hợp sẻ giúp cho cây Hibiscus sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và thu được sản phẩm chất lượng.

Bón thúc và tỉa cây xấu cho Hibiscus chúng ta lưu ý chỉ bón 1 lần sau 15 – 20 ngày sau khi cây lên được 20cm. Vun xới và nhổ cỏ từ 2-3 lần cho tới khi thu hoạch.

Su khi trồng từ 120 -150 ngày thì 50% cây sẻ ra hoa và sau 1 tháng sau có thể thu hoạch quả. Bà con cũng nên lưu ý dùng lá làm rau ăn 2 tháng sau khi gieo. Bộ phận dùng làm thuốc nên thu hoạch vào mùa thu, lúc lá đài còn mềm, không bị nhăn, héo.

Khi thu hoạch bà con lưu ý. Loài hoa này cũng ra theo từng giai đoạn/thời kì từ gốc cho tới ngọn, cho nên chúng ta cũng thu hoạch tối đa là 3 lần cho một mùa để có kết quả tốt nhất. Đối với lần thu hoạch thứ nhất, chúng ta chỉ hái từng quả một, quả nào chín trước hái trước, những quả còn lại để cho vụ sau, nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất. Đài quả đảm bảo chất lượng phải là màu đỏ sẫm. Tùy vào điều kiện chăm sóc, trên mỗi cây có thể cho từ 300 – 400 quả. Sau khi mang về nhà, chúng ta sẻ tách đài quả và hạt ra riêng lẻ để sơ chế và bảo quản phù hợp.

Phần lõi bên trong quả cần được phơi khô và làm giống. Nếu bà con canh tác lớn, chúng ta có thể dùng số lượng hạt này ép làm dầu ăn và chăn nuôi gia súc cũng rất tốt. Phần vỏ quả sau khi tách riêng, bà con cũng cần phơi khô ngay để tránh nấm mốc và bảo quản lâu dài.

Chế biến vỏ quả có hai hình thức. Nếu như trời nắng thì chúng ta mang ra phơi, nếu trời kobbao3 đảm độ nắng thì chúng ta nên mang đi sấy. Phơi từ 2-3 nắng khi cánh vỏ quả khô giòn là được. Phơi bằng phên, tre, nứa hoặc lưới thép cách mặt đất từ 20-50cm. Phơi cần đảo thường xuyên. Sấy điện hoặc lò than thì nhiệt độ từ 40 -50 oC, sấy trong 50 giờ.

Thành phẩm sau khi sấy phải khô giòn, màu đỏ tím, không lẫn tạp chất, đóng trong bao nilon bên ngoài là bao tải dứa.

 

***Bài viết có tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau.

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Kĩ thuật trồng bí đỏ
Cây bí đỏ có tên khoa học là Cucurbita pepo Cucurbita moschata thuộc Họ bầu bí: Cucurbitaceae. Bí đỏ có nguồn gốc Trung Mỹ, gồm 25 loài nhưng phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới là C. pepo và C. moschata, còn C. maxima thì thích hợp ở vùng khí hậu mát.
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Macca
Cây Macca có lịch sử phát triển khá khiêm tốn trong nền nông nghiệp Việt Nam, tuy nhiên đây được xem là cây “tỷ đô” tại Việt Nam. Đó cũng là cơ hội cho chúng ta trong việc trồng và nhân rộng giống cây này.
Kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây Chùm ngây
Cây Chùm ngây, tên khoa học: Moringa oleifera L. thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae). Chi này có 13 loài, nhưng loài phổ biến nhất là Chùm ngây hay (cải ngựa) và loài này có nhiều công dụng nhất. Cây thân gỗ mềm, cây có chiều cao từ 5-10m, nhiều cành nhánh, vỏ màu mốc xám, lá ba lần kép, màu xanh mốc, không có lông lá phụ hơi tròn, lá bẹ bao lấy chồi.Hoa trắng, to giống hoa đậu, có 5 cánh hoa, tiểu nhị 5. Trái nang dài từ 25-35 cm, to từ 2-3 cm khi khô nở thành 3 mảnh có nhiều hột màu đen, có 3 cạnh xếp theo chỗ lõm của từng mảnh vỏ, có cánh mỏng bao xung quanh hột. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau và thu hoạch hột vào khoảng tháng 2 hằng năm.
Kỹ thuật trồng Ổi không hạt
Ổi có thể trồng được ở nhiều loại đất. Có khả năng chịu hạn tốt và chịu ngập vài ngày nhưng không chịu úng nước kéo dài. Nhưng sẽ cho năng suất cao và phẩm chất tốt khi trồng trên đất phù sa, giàu chất hữu cơ.