Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, để bắt đầu một Cửa hàng kinh doanh với điều kiện tài chính ít ỏi, chắc chắn là rất khó khăn.

Tuy nhiên, có một số loại hình kinh doanh không quá " kén cá chọn canh " về tài chính, cho dù bạn có chưa đến trăm triệu đồng hay khoảng ba bốn trăm triệu, bạn có thể bắt đầu một Cửa hàng tạp hóa với quy mô nhỏ. Mở một cửa hàng tạp hóa là một trong những hướng đi thích hợp.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Trước khi mở cửa hàng, bạn nên lưu ý những điểm sau đây :

Liên hệ ngay với một nhà tư vấn miễn phí mở siêu thị mini để họ đến trực tiếp tư vấn cho bạn, họ rất sẵn lòng giúp bạn, vì có thể họ sẽ bán Giá kệ, các thiết bị quản lý cửa hàng cho bạn mà. (Có thể bạn không mua gì cũng nên tham khảo)

Tiếp tục là

1. Lựa chọn địa điểm:

Đối với những cá nhân có ý định mở cửa hàng tạp hóa với quy mô lớn, đây là một trong những yếu tố khá quan trọng. Thường thì tiệm tạp hóa phù hợp với tất cả các địa điểm bởi sản phẩm của loại hình này tương đối đa dạng, cần thiết và gần gũi với cuộc sống thường nhật của người dân.

Nhưng khi xác định mở một cửa hàng tạp hóa lớn, bạn nên chọn địa điểm dân cư đông đúc, kinh tế phát triển. Và dịp tết, lãi thu được có thể bù chi phí cả năm. Tại những địa điểm như vậy, nhu cầu mua các mặt hàng chất lượng, có thương hiệu sẽ nhiều hơn, lợi nhuận trên 1 sản phẩm cũng cao hơn.

Đối với trường hợp mở tiệm tạp hóa nhỏ, lẻ tại gia, bạn không cần quá chú trọng nhiều đến yếu tố này.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa


2. Khảo sát về đối tượng mua hàng, thu nhập:

Trước khi mở tiệm, bạn cũng nên tiến hành khảo sát khu vực dân cư nơi bạn định mở tiệm: mật độ, đối tượng dân cư, thu nhập,… Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, bạn nên xác định đối tượng dân cư tại nơi bạn sinh sống chủ yếu là công nhân, trung lưu hay thượng lưu… để lựa chọn các mặt hàng kinh doanh cho phù hợp. Đây là điều tối quan trọng, bởi lẽ, nếu bạn nhập những mặt hàng không hợp thị hiếu, khách hàng không chuộng, thì bạn chỉ còn cách “ôm” và dùng dần. Các sản phẩm như: mì gói, bột ngọt, xà phòng, bột giặt, nước mắm, nước tương v.v... đều có nhãn hiệu ưa chuộng cho từng vùng, từng đối tượng khách hàng.

 Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, bạn nên xác định đối tượng dân cư tại nơi bạn sinh sống để lựa chọn các mặt hàng kinh doanh cho phù hợp

Ví dụ, nếu khu vực bạn mở tiệm tập trung đông công nhân, lao động phổ thông, học sinh, sinh viên thì bạn nên bán với giá rẻ, hạn chế cho nợ, đây là một trong những là ưu tiên hàng đầu.

Còn nếu đối tượng khách của bạn chủ yếu công nhân viên chức, dân văn phòng thì chất lượng, mẫu mã và cách trưng bày hàng hóa lại là yếu tố quyết định.

Bạn hãy quan sát những cửa hàng gần mình nhất xem họ bán gì, giá bao nhiêu, so với giá buôn họ lãi như thế nào và tham khảo nhận xét của người dân trong khu vực về thái độ phục vụ, những mặt hàng còn thiếu, những điểm hạn chế là gì. Ngay cả những thứ nhỏ nhặt nhất như cây kim, sợi chỉ cũng phải đưa vào danh sách mặt hàng cần phục vụ.
Khi đã có khách quen thuộc, doanh số tăng đều, lãi nhỏ ban đầu sẽ tích lũy ngày một nhiều hơn”.

3. Tìm nguồn hàng:

Bạn có thể lấy sỉ của những tiệm tạp hóa lớn khác. Nên tham khảo nhiều nơi bán, chỗ nào rẻ hơn thì lấy ở đó, không nhất thiết phải lấy một chỗ. Với các bạn ở TP. Hồ Chí Minh, chợ đầu mối Kim Biên sẽ cung cấp cho các bạn rất nhiều mặt hàng. Nếu bạn kinh doanh tạp hóa tại Hà Nội, chợ đầu mối bán buôn Mạc Thị Bưởi, P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, ở đây có tất cả các mặt hàng mà đại lý bánh kẹo lớn đang cung cấp, giá bán buôn như bánh kẹo, rượu bia, thuốc là, nước khoáng, càphê, mỹ phẩm... Hoặc có thể tham khảo mua buôn tại phố chợ Hàng Buồm, Nguyễn Siêu, Quận Hoàn Kiếm. Hoặc tham khảo ở chợ  Đồng Xuân

Đồng thời, bạn có thể liên hệ các nhà sản xuất để được cung cấp giá sỉ và nhận trực tiếp các ưu đãi về giá, các chương trình quảng cáo, khuyến mại cụ thể.

Thường các nhà sản xuất đến tiếp thị hàng tại cửa hàng của bạn sẽ trả phí trưng bầy để sản phẩm của họ được bầy bán ở vị trí tốt nhất trong cửa hàng.    

 Bạn có thể tra cứu Google; địa chỉ số để biết số điện thoại nhiều đơn vị cung cấp hàng và gọi điện xin báo giá..

Nguyên tắc là luôn so sánh giá cả, chính sách của 3 -5 nhà cung cấp để lựa chọn. Nhân viên kinh doanh có thể báo giá hoặc chính sách chiết khấu chưa hợp lý cho bạn, bạn hãy chủ động liên hệ về văn phòng công ty cung cấp hàng, liên hệ cán bộ quản lý để xác nhận những chính sách tốt nhất.     

Nếu bán có hướng bán buôn, khi đi Siêu thị, bạn ghi chép lại địa chỉ, số điện thoại nhà Sản xuất, nhà phân phối trên bao bì sản phẩm, bánh kẹo, sữa.. Bạn gọi trực tiếp đến Hãng, hãng sẽ cho bạn số điện thoại của nhà Phân phối bán buôn khu vực bạn kinh doanh, để bạn làm việc trực tiếp.

 Mẫu mã các loại hàng hóa bạn có thể tham khảo các cửa hàng cùng Khu vực bạn kinh doanh, xem hay tiêu dùng nhãn hiệu nào thì ưu tiên nhập hàng đó.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa

Cần một kế hoạch cụ thể gồm các phần:

1. Tài chính và thủ tục pháp lý

Khi mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa, quy mô trung bình, bạn cần ra UNND Quận, Huyện làm đăng ký kinh doanh và được cấp mã số thuế, thủ này do bộ phận một cửa làm khoảng 15 ngày, bạn có thể tra cứu các giấy tờ cần thiết để chuẩn bị. Tại đây bạn sẽ được hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc rất chu đáo.

Kinh nghiệm 1 số cửa hàng tạp hóa mới hoạt động, quy mô nhỏ, trung bình có thể linh hoạt đơn trong việc đăng ký kinh doanh..

Số vốn dự kiến cho công việc kinh doanh của bạn. Khoản này thường tăng lên, do đặc thù hàng hóa đại lý bánh kẹo rất đa dạng. Bạn nên xây dựng bản dự trù chi phí trong 6 tháng đầu.

Bạn tính toán giá nhập hàng, chi phí vận chuyển, nếu bạn phải đi thuê cửa hàng, bạn cần cộng cả chi phí thuê hàng tháng để từ đó đưa ra giá bán phù hợp.
 

Cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ, số vốn tối thiểu cần khoảng 80 đến 120 triệu, và bạn không phải thuê nhà.

Cửa hàng tạp hóa quy mô trung bình 60m2, số vốn cần khoảng 200 đến 500 triệu, còn nhiều vốn thì bao nhiêu cũng được.

2. Mặt hàng kinh doanh


Đối với loại hình kinh doanh này mặt hàng phải phong phú, đa chủng loại, đặc biệt lưu ý đến các sản phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, Có thể chia thành các ngành hàng: Hóa mỹ phẩm và thực phẩm ( đồ khô, đông lạnh)

Đối với các cửa hàng tạp hóa lớn thì cần nhiều các sản phẩm có thương hiệu uy tín, các sản phẩm chất lượng cao như: sữa bột, bánh kẹo cao cấp, rượu vang… Về sau khi hoạt động ổn định, nhập hàng, bạn nhớ chú trọng số lượng, sao cho đủ tiêu chuẩn để hưởng khuyến mại và chiết khấu của nhà cung cấp.

3. Quản lý cửa hàng

Quản lý cửa hàng bao gồm các mảng: quản lý bán hàng, quản lý kho, quản lý tài chính. Bạn nên sử dụng phần mềm để quản lý chặt chẽ các mảng này. Đồng thời, bạn phải cẩn thận với kẻ gian. Đó là những kẻ giả danh tiếp thị để bán hàng giả, hàng kém chất lượng, những kẻ lừa đảo giả làm người mua hàng vào trộm cắp (những kẻ này thường vào hỏi mua, rồi đổi tới đổi lui, lợi dụng lộn xộn để trộm hàng).

Bạn nên tham khảo cách trưng bày sản phẩm của các cửa hàng tiện lợi trong và ngoài nước để khách hàng khi lựa chọn sản phẩm không bị rối mắt


Bạn Nguyễn Thắng cho biết: “Mối lo ngại lớn nhất khi mở cửa hàng là quản lý các khoản thu chi, hàng tồn, hàng bán ra nhưng không biết lãi bao nhiêu.

Vì thế, nếu muốn quản lý tốt, bạn nên dùng phần mềm quản lý bán hàng. Tuy nhiên, đầu tư cho nó cũng kha khá. Ngoài mua phần mềm hết tầm 5 triệu, bạn còn phải đầu tư thêm máy tính, máy đọc mã vạch 1,7 triệu, máy in 2,2 triệu, máy in tem tầm 6,5 triệu; ngót nghét cũng gần 20 triệu, nhưng đổi lại nó giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn đề mà không phải đau đầu”.

Cũng giống như việc xây dựng một ngôi nhà cần phải có bản vẽ thiết kế để đảm bảo chi phí trong tầm kiểm soát, tránh rủi ro và đảm bảo tính bền vững, khi bắt tay vào kinh doanh cũng vậy, bạn nên chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch. Với ngành bán lẻ, các bạn cần phải có kế hoạch từ 2 năm trở lên vì đặc thù ngành này cạnh tranh cao và yêu cầu thời gian để xây dựng uy tín.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóaKinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
4. Phương pháp marketing, thu hút khách hàng

Bạn cần đặt câu hỏi: "Nếu có một điều duy nhất mà khách hàng cần nhớ về bạn thì đó là gì?" Trong marketing có một thuật ngữ là "Định vị" (Positioning). Định vị đúng sẽ tạo sự khác biệt và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Ví dụ: khi nói đến chuỗi siêu thị Walmart, người ta nghĩ ngay đến "Giá rẻ"; nói đến chuỗi cửa hàng 7-Eleven, người ta nghĩ ngay "cửa hàng cạnh nhà" và bán "24 giờ"... Vì vậy, bạn cần xác định rõ yếu tố định vị của mình. Khi nói đến cửa hàng của bạn, khách hàng sẽ nghĩ điều gì: "giá rẻ nhất", "dịch vụ tốt nhất" hay "khuyến mãi nhiều nhất"...?

Chia sẻ về phương pháp “hút khách”, anh Nguyễn Văn Định cho biết: “Cách giao tiếp với khách hàng cũng hết sức quan trọng vì mô hình tiệm tạp hóa nhỏ lẻ trong một khu dân cư sẽ chỉ sống được bằng lượng khách nhất định ở cộng đồng dân cư đó. Nó khác với những cửa hàng phục vụ khách qua đường, lượng khách không gói gọn trong một khu vực nhỏ. Vì thế, khi giao tiếp, phục vụ khách hàng, chủ tiệm hoặc người bán phải hết sức khéo léo, gần gũi để tạo mối liên hệ tốt”.

Một lưu ý nhỏ nữa là cách đặt tên cho cửa hàng. Bạn phải đặt tên cửa hàng sao cho thật dễ gọi, dễ nhớ, tạo được thiện cảm với khách. Thông thường, các tiệm tạp hóa nhỏ thường lấy theo tên chủ tiệm hoặc một đặc điểm dễ nhớ của quán. Thậm chí có cửa hàng chẳng có tên trên biển hiệu nhưng vẫn được khách hàng nhớ tới bằng những cái tên thân thương như quán bà Bảy, quán ông Ba, quán Cây mít,…
 

5. Trưng bày
Đối với loại hình kinh doanh này, bạn nên bố trí hàng hóa một cách khoa học, thuận tiện trong việc tìm kiếm và lấy hàng. Bạn phải làm kệ để trưng bày sản phẩm. Bạn có thể mua sắt về thuê thợ gia công hoặc đóng kệ gỗ, tận dụng các loại bàn ghế cũ để trưng bày hàng hóa.

Trong dịp tết sắp tới, bạn nên trang trí những giỏ quà tết thật đẹp mắt để thu hút khách hàng

Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn không thể bỏ qua khi mở tiệm tạp hóa. Trưng bày hiệu quả cũng là cách giúp bạn tăng doanh số. Đó cũng là lý do tại sao các siêu thị và cửa hàng tiện lợi hiện đại luôn được trưng bày rất bắt mắt, hấp dẫn. Ví dụ: ngay mặt tiền cần trưng bày những sản phẩm đang bán chạy, đang khuyến mãi hấp dẫn hoặc những mặt hàng mà người ta thường mua cùng nhau có thể đặt cạnh nhau...

Trên đây là một vài gợi ý cơ bản giúp bạn có những bước đi vững chắc hơn khi có ý định kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Hy vọng với những gợi ý trên, mỗi cá nhân sẽ tiếp tục củng cố và phát triển thành công ý tưởng kinh doanh này.

Tham khảo từ ruounv.vn

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Mở hiệu thuốc tây
Nhìn một tiệm thuốc tây sắp mở, khách mua nườm nượp, ai cũng bảo rằng…nghề này khi kinh doanh thì chỉ có thể là một vốn bốn lời. Dược sĩ kê toa như thế nào, bao nhiêu tiền, số lượng ra sao,... người không biết gì về thuốc đâu có biết gì… tha hồ mà “chém”. Thế nên, số lượng quầy thuốc tây khai trương như nấm mọc sau mưa.