Hướng nghiệp ngành Công nghệ thông tin năm 2015

Thế kỉ 21 là thế kỉ của công nghệ và chạy đua công nghệ, không ai phủ nhận điều này. Bằng chứng là nếu có một chiếc điện thoại thông minh công nghệ mới nhất vừa ra lò, thì lập tức nó sẻ bị lỗi thời ngay trong vòng chưa đầy một tháng (thậm chí nhanh hơn). Vậy, vài năm nữa, thử hỏi ngành CNTT có “khát” nhân lực hay không?

Xin thưa là rất “khát”.

Tuy hiện nay, số lượng học viên tốt nghiệp ngành CNTT là rất lớn, nhưng phần lớn là dạng “xoàng xoàng”. Sinh viên tốt nghiệp CNTT  chỉ đáp ứng được 42% (số liệu mới nhất – tháng 1/2015/nguồn: Falmi), còn lại phải đào tạo bổ sung. Rất ít trong số này có điều kiện nâng cao trình độ khi học tập ở nước ngoài. Nguyên nhân là có khá nhiều các trung tâm, các trường chạy theo xu hướng tuyển sinh, đâm ra trình độ có phần nhiều chênh lệch. Nhưng lạ thay, sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT nhiều như vậy, nhưng họ đều nhanh chóng có việc làm ngay sau đó. Điều này, chứng tỏ là các doanh nghiệp ngành này ngày một cần nhân lực ngành này khá nhiều. Nếu có sự cải thiện trình độ CNTT trong thời gian các bạn theo học, thì các bạn tha hồ lựa chọn các công việc đúng ngành, lương cao trong môi trường CNTT.

Hướng nghiệp ngành Công nghệ thông tin năm 2015

Ngành CNTT luôn đòi hỏi nhân lực trình độ cao.

Theo Sách Trắng về Công nghệ thông tin (CNTT) và Truyền thông Việt Nam 2014, nguồn nhân lực làm việc trong ngành CNTT luôn tăng không ngừng qua các năm. Cụ thể, tổng số  lao động làm việc trong lĩnh vực CNTT qua các năm lần lượt là: 226.300 (năm 2009), 250.290 (năm 2010), 306.754 (năm 2011), 352.742 (năm 2012), 441.008 (năm 2013).

Theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT (Bộ Thông tin và Truyền thông), hiện 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, chỉ khoảng 15% sinh viên mới tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của  doanh nghiệp.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia dự báo trên thế giới trong năm 2015 và những năm tới, nền kinh tế Việt Nam sẻ phát triển bùng nổ; Việt Nam sẻ trở thành một con rồng mới ở châu Á và tốc độ phát triển kinh tế sẻ cải thiện không ngừng theo hướng tích cực. Mà trong số này, ngành CNTT sẻ đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển nhanh hay chậm.

Thế, có nên chọn ngành CNTT để theo học năm 2015?

Theo các chuyên gia hướng nghiệp trong nước, thực trạng hiện nay cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa lao động có kinh nghiệm vả sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, vì thế sảy ra tình trạng cạnh tranh không cân sức giữa hai nhóm này. Vì thế, nếu các bạn lựa chọn học ngành CNTT trong năm 2015, trước tiên hãy xác định là các bạn có yêu thích ngành này hay không. Xem thử bản thân có phù hợp ngành nghề này không (phù hợp nhiều khía cạnh), gia đình, kinh tế có gây ảnh hưởng gì đến hoạt động học tập hay không? Một khi đã xác định là có thì chúng ta phải theo đuổi đến cùng, dù có chuyện gì sảy ra. Hãy mang tinh thần của một công dân khởi nghiệp để đương đầu với những khó khăn gặp phải. Thậm chí không ngần ngại tiếp xúc với trình độ CNTT tiên tiến với thế giới một khi có điều kiện. Điều đó, trước tiên là tốt cho sự nghiệp bản thân sau này, tốt cho gia đình và đương nhiên đó chính là một phần trong việc phát triển đất nước.

CNTT là một chuyên ngành khá rộng hiện nay nếu tính theo phạm vi phân bố ngành nghể. Điều cốt quan trọng là  chúng ta lựa chọn một con đường đi phù hợp nhất cho mỗi cá nhân. Vấn đề này các bạn có thể tìm đến các chuyên gia hướng nghiệp để giúp đỡ các bạn. Hướng nghiệp đúng là nhiệm vụ không quá khó khăn, khó khăn là chỗ các bạn phải trung thực với bản thân trong việc xác định mục đích học tập của chính mình.

Chúc các bạn thành công trong việc chọn ngành CNTT để theo đuổi.

HNO tổng hợp

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế game?
Dưới đây là một vài lời khuyên nhỏ cho những bạn yêu thích công việc này:
Chân dung NHÂN VIÊN THIẾT KẾ (Designer)
Có khá nhiều vị trí tuyển dụng cho công việc thiết kế, từ thiết kế mỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, thiết kế ứng dụng, thiết kế 3D, thiết kế rập, thiết kế sáng tạo,… ở đây chúng ta gọi chung là nhân viên thiết kế.
Chân dụng một QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
Trong những năm gần đây, ngành Quản trị mạng được đào tạo khá tràn lan, điều nay dẫn đến nguy cơ Doanh nghiệp cần nhiều lao động mà Sinh viên tốt nghiệp thì vẫn cứ thất nghiệp. Cho đến nay, nghề này làm cho người học có cảm giác như đã bị bảo hòa và khó xin việc. Nhưng thực tế chưa hẵn như vậy.
Chân dung một LẬP TRÌNH VIÊN
Lập trình viên đang là một vị trí ổn định nhất khi mà sự phát triển bùng nổ của các thiết bị số đang ở thời điểm cao trào như hiện nay. Sự phát triển này kéo theo sự ra đời của nhiều những chương trình được viết sẵn đòi hỏi sự can thiệp của ngôn ngữ máy tính phức tạp, mà Lập trình viên là những người tạo ra chúng.
Chân dung NHÂN VIÊN TESTER/Kiểm thử phần mềm
Sự lớn mạnh của ngành Công nghệ điện tử - nhất là Công nghệ phần mềm kéo theo sự ra đời của nhiều sản phẩm phần mềm đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối trong từng thao tác. Đó là tiền đề để cho nghề Tester trở nên phổ biến từ những năm 1980.
Việt Nam thiếu gần 400.000 lao động CNTT vào năm 2020.
Theo khảo sát của Vụ CNTT, tổng cộng 400 trường đại học có chương trình đào tạo về CNTT trong nước chỉ có thể cung cấp khoảng 600.000 lao động trong ngành CNTT vào năm 2020. Trong khi đó, con số một triệu chuyên gia CNTT trong đề án mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010 là chưa đáp ứng đủ.