Chân dung người làm công tác QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (cán bộ QMR)

(Huongnghiep.com.vn) - Ngày nay, không chỉ có những Công ty ở lĩnh vực sản xuất mới chú trọng tới đảm bảo chất lượng mà hầu hết các lĩnh vực khác đều quan tâm tới chất lượng sản phẩm đẩu ra. Để bảo đảm và cải tiến tới chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp phải cần tới một bộ phận quan trọng chịu trách nhiệm về chất lượng.

Giới thiệu chung

Người làm công tác đảm bảo chất lượng được biết đến với nhiều chức vụ khác nhau như Quản lý dự án; Giám đốc quản lý chất lượng; Nhân viên phòng quản lý chất lượng; Trưởng phòng quản lý chất lượng; Nhân viên ISO; Cán bộ kiểm soát chất lượng,… Trên thế giới cũng như Việt Nam, các nhà quản lý chất lượng thường dựa vào hệ thống đánh giá chất lượng ISO 9000 và cao hơn để áp dụng vào qui trình của công ty. Nói cách khác, hệ thống đánh giá này là thướt đo để khẳng định giá trị chất lượng khi đưa sản phẩm đó ra ngoài thị trường. Bởi vậy, cán bộ QMR ngoài việc đáp ứng trình độ học vấn còn phải hiểu biết chuyên sâu về hệ thống quản lý chất lượng ISO.

Chân dung người làm công tác QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (cán bộ QMR)

Công việc của cán bộ QMR

  • Biên soạn, điều chỉnh, kiểm soát các quy trình chất lượng
  • Đề xuất các chương trình cải tiến quy trình chất lượng của toàn công ty
  • Thực hiện việc đào tạo nhân viên về chính sách chất lượng, quy trình chất lượng
  • Nghiên cứu và đề xuất các cách thức để kiểm định chất lượng dịch vụ.
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm định kỳ
  • Tham mưu, tư vấn cho cấp trên về chất lượng sản phẩm
  • Quan sát dây chuyền sản xuất mới đang vận hành
  • Theo dõi các báo cáo kết quả theo dõi thử nghiệm của nhân viên và hướng dẫn chỉ đạo các công việc tiếp theo.

Môi trường công việc

Cán bộ QMR thường xuyên tiếp cận một cách chi tiết, thậm chí nghiên cứu trên sản phẩm đầu tiên của công ty. Bạn phải thường xuyên làm việc với những sản phẩm mẫu, trình lên cấp trên, ghi chép tỉ mĩ, luôn luôn cải tiến,… tất cả đều phải diễn ra ngay tại nhà máy hoặc ở nơi sản xuất. Công việc không phải di chuyển quá nhiều, nhưng cần những người có đầu óc phân tích tốt, điều này rất phù hợp cho những ai ưa thích những công việc trong lĩnh vực nghiên cứu. Còn đối với những cán bộ dự án có vẻ công việc hơi khác biệt, phải trực tiếp tại công trình, đó âu cũng là tính đặc thù của ngành.

Những tố chất cần thiết

  • Nắm bắt tổng thể các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng
  • Có kỹ năng xã hội như: trình bày, truyền đạt, thuyết phục, khích lệ.
  • Có năng lực tổ chức, chỉ đạo các hoạt động triển khai, đánh giá
  • Có tinh thần trách nhiệm cao
  • Có tính tỉ mỉ và thẩm mĩ cao.
  • Kỹ năng làm việc nhóm tốt
  • Nhiệt tình, sẵn sàng làm việc dưới áp lực cao
  • Năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm, năng khiếu, tư duy và động cơ làm việc là những tiêu chí chủ yếu để có thể lựa chọn được một cán bộ QMR thoả mãn yêu cầu quản lý.

Triển vọng nghề nghiệp

Ngoài tính chất công việc mang tính ồn định cao, chế độ phúc lợi đầy đủ thì cán bộ QMR được phụ cấp thêm về khoản đảm bảo sức khỏe khi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.  Cán bộ QMR là một vị trí rất quan trọng trong quá trình triển khai, duy trì và cải tiến Hệ thống chất lượng mang tính quốc tế.

Trong khi tỉ lệ các doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 mới chỉ chiếm 1% trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam (số liệu 2003) thì việc triển khai áp dụng rộng rãi ISO trên toàn quốc sẽ mở ra một cơ hội nghề nghiệp lớn cho các cán bộ trong doanh nghiệp cũng như các sinh viên mới tốt nghiệp đại học. Việc trở thành một cán bộ Đại diện Lãnh đạo về Chất lượng trong xu thế ISO trên toàn cầu quả thực là một ước mơ trong tầm tay đối với rất nhiều người. Đây đang và sẽ là vị trí vô cùng quan trọng đóng góp vào sự thành công của hệ thống điều hành doanh nghiệp.

Mục tiêu cuối của cán bộ QMR

  • Chất lượng và cải tiến chất lượng sản phẩm

“chất lượng là trách nhiệm của mọi người”

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Ngành Quản trị văn phòng
Ngành Quản trị văn phòng nằm trong top 100 các vị trí việc làm tốt nhất theo xếp hạng của tổ chức U.S News Rankings (Hoa Kỳ, số liệu năm 2014). Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), năm 2013, hơn 95% sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng đã có việc làm trong vòng 3 tháng sau khi tốt nghiệp.
Chân dung CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Nói tới những người làm công tác phát triển nguồn nhân lực chính là nói tới một bộ phận người phụ trách công việc xây dựng cơ cấu nhân sự của công ty/tổ chức đó
Chân dung người làm công tác HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ
Một công ty dù lớn hay nhỏ đều không thể thiếu đội ngũ những người làm việc tại văn phòng. Nhân viên HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ là một trong những người như thế.