Chân dung một GIAO DỊCH VIÊN NGÂN HÀNG

(Huongnghiep.com.vn) - Khi bạn bước chân vào bất cứ một ngân hàng nào, sau khi “thoát qua” vòng bảo vệ từ những nhân viên bảo vệ, người tiếp theo mà bạn tiếp xúc đó chính là những Giao dịch viên. Bạn rất thích ngồi ở vị trí như họ phải không? Công việc của họ cụ thể ra sao vậy?

Giới thiệu chung

Giao dịch viên Ngân hàng là những người làm việc ở quầy giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch và các điểm giao dịch của ngân hàng. Hàng ngày họ phải trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, dòng tiền và thực hiện từ 40 đến 100 lượt giao dịch. Nói không quá, Giao dịch viên ngân hàng chính là hình ảnh đại diện cho Ngân hàng đó.

Chân dung một GIAO DỊCH VIÊN NGÂN HÀNG

Công việc của Giao dịch viên Ngân hàng

Hiện nay có rất nhiều Ngân hàng quốc tế “du nhập” vào nước ta. Trong nước cũng có khá nhiều ngân hàng theo nhiều qui mô khác nhau ra đời. Bên cạnh đó, sự sáp nhập của những ngân hàng ở Việt Nam cũng diễn ra khá rầm rộ trong thời gian qua. Mặc dù khác nhau về nhiều thứ, tựu chung lại, các Giao dịch viên ngân hàng cũng sẻ đảm nhận những công việc cụ thể như:

  • Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu, giới thiệu, tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ của Ngân hàng
  • Thực hiện các giao dịch với khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, thẻ như: nhận/chi trả tiền mặt, mở và quản lý tài khoản, phát hành thẻ, chi trả kiều hối, lệnh thanh toán, chuyển tiền,…
  • Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch tiền mặt (VND, ngoại tệ) với khách hàng như: xử lý chứng từ, thu-chi, chọn, lọc tiền, phát hiện tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, đóng gói,…
  • Thực hiện công tác hạch toán kế toán khi có yêu cầu như: hạch toán chứng từ/giấy tờ liên quan, cân đối các khoản thu-chi
  • Thực hiện công tác báo cáo như: báo cáo tiền mặt, liệt kê giao dịch
  • Thu thập, hướng dẫn, giải thích (trong phạm vi được phép) và cập nhật các thông tin từ khách hàng, phản hồi các kiến nghị và đề xuất sửa đổi, bổ sung các nghiệp vụ, các sản phẩm/dịch vụ của Ngân hàng
  • Thực hiện các công việc/nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Trưởng Phòng

Môi trường công việc

Môi trường làm việc chuyên nghiệp và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Thường xuyên phải ăn mặc chỉnh tề khi làm việc. Tiếp xúc thường xuyên với khách hàng và xử lý những thắc mắc của khách hàng. Là một công việc có nơi làm việc cố định nên những Giao dịch viên ngân hàng thường không phải di chuyển nhiều. Đây là công việc ưa thích của khá nhiều bạn nữ sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng hoặc Kinh tế.

Những tố chất cần thiết

Ngoài việc trang bị kiến thức chuẩn chuyên ngành Tài chính, kinh tế trong trường Đại học, Giao dịch viên ngân hàng cần có những tố chất sau để trở thành một Giao dịch viên giỏi:

  • Kỹ năng mềm và lợi thế về ngoại hình
  • Có kỹ năng quản lý/lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch/sắp xếp công việc
  • Có khả năng giải quyết các vấn đề và sử dụng phương thức giao tiếp phù hợp
  • Có khả năng lắng nghe, tìm kiếm thông tin một cách tích cực, linh hoạt
  • Có nhiều mối quan hệ hợp tác với các đối tác bên ngoài
  • Có tính chủ động cao trong việc
  • Là một người tận tâm, thể hiện sự trung thực, trí tuệ và có đạo đức trong mọi hành động/mọi quyết định
  • Là người sôi nổi, điềm tĩnh, biết kiềm chế và thận trọng trong các tình huống, điều kiện căng thẳng

Triển vọng nghề nghiệp

Thời buổi hiện tại, làm việc trong ngân hàng không phải là một công việc “hot” như xưa, mà thay vào đó là sự áp đặt doanh số đối với mỗi nhân viên. Tuy nhiên, là một Giao dịch viên chính thức, có uy tín cũng là một công việc khá ổn định. Thu nhập khá cao, đãi ngộ lớn, thậm chí nếu làm tốt các công việc chuyên môn với vị trí là Giao dịch viên, bạn có thể trở thành Giám đốc Dịch vụ khách hàng, Giám đốc Trung tâm khách hàng Ưu tiên hoặc là Chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng trong tương lai.

Mục tiêu chính của Giao dịch viên Ngân hàng

  • Khách hàng
  • Thủ tục giao dịch

và mang doanh số về cho công ty.

  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Nhân viên tư vấn bảo hiểm - Nghề mang tính nhân văn cao
Bạn đã bao giờ bỏ tiền ra mua một hàng hóa không có hình thù, không thể cần nắm, thậm chí là không thể nhìn thấy chưa? Vậy mà trên thế giới có hàng triệu người đã và đang mua nó, có hàng trăm nghìn người bán nó hàng ngày. Trong xã hội người càng phát triển như hiện nay ở Việt Nam, người ta cũng càng ngày mua càng nhiều hàng hóa vô hình đó. Nó chẳng xa lạ gì mà chính là bảo hiểm. Và đội ngũ những người bán sản phẩm vô hình này là các nhân viên tư vấn bảo hiểm.
Chân dung CHUYÊN VIÊN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
Với áp lực từ lãi suất cho vay, huy động vốn gia tăng, các ngân hàng ngày nay rất cần những Chuyên viên quan hệ khách hàng tiềm năng
Chân dung KIỂM SOÁT VIÊN GIAO DỊCH
Nếu như Giao dịch viên là người trực tiếp với khách hàng thực hiện những hoạt động giao dịch chính thì Kiểm soát viên giao dịch là người công nhận những giao dịch đó là có tồn tại hay không tại tại Ngân hàng
Chân dung CHUYÊN VIÊN GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG
Công việc quản lý rủi ro trong các hoạt động ngân hàng được xem là bắt buộc. Bởi vậy, người làm công tác giám sát có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác này
Chân dung CHUYÊN VIÊN KIỂM SOÁT NGUỒN VỐN
Trong hầu hết các Ngân hàng, những người làm công tác kiềm soát nguồn vốn thường thay mặt cấp trên chịu trách nhiệm về mặt quản lý rủi ro, đảm bảo sự vận hành trôi chảy của dòng tiền trong hệ thống.