Chân dung CHUYÊN VIÊN GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG

(Huongnghiep.com.vn) – Công việc quản lý rủi ro trong các hoạt động ngân hàng được xem là bắt buộc. Bởi vậy, người làm công tác giám sát có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác này

Giới thiệu chung

Tín dụng là việc thực hiện các thủ tục cần thiết của 1 tổ chức tài chính, ngân hàng để cho người vay vốn được sử dụng vốn vay, tài sản vay trong một thời gian nhất định được quy định trong hợp đồng vay vốn. Người thực hiện công việc tín dụng được gọi là Chuyên viên tín dụng. Chuyên viên giám sát rủi ro tín dụng là người giám sát các hoạt động này.

Chân dung CHUYÊN VIÊN GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG

Công việc của Chuyên viên giám sát rủi ro tín dụng

  • Thực hiện việc kiểm soát sau giải ngân
  • Chịu trách nhiệm phân tích các khách hàng nợ để phát hiện những khách hàng có tiềm ẩn rủi ro
  • Trực tiếp xây dựng, triển khai các Mô hình, phương pháp đo lường rủi ro tín dụng (xếp hạng, phân loại, định mức …)
  • Trực tiếp việc giám sát, cảnh báo và lập các Báo cáo quản lý rủi ro tín dụng
  • Tham gia xây dựng các chính sách, quy chế, quy định, quy trình liên quan tới  hoạt động của đơn vị
  • Quản lý chất lượng tín dụng
  • Rà soát các khoản tín dụng

Môi trường công việc

Môi trường làm việc linh hoạt, cởi mở, thân thiện, chuyên nghiệp, hiện đại. Chịu trách nhiệm với cấp trên phát hiện ra khách hàng, nhóm khách hàng tiềm ẩn rủi ro trong công tác tín dụng. Công việc này khá nhạy cảm, đôi khi phải trở thành những nhân viên điều tra về gia cảnh kinh tế của đối tượng để xác định chính xác nguy cơ, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng,…vì vậy thường xuyên đối mặt với nhiều cám dỗ bên ngoài.

Những tố chất cần thiết

Ngoài trình độ chuyên môn, kinh nghiệm có sẵn, Chuyên viên kiểm sát rủi ro tín dụng cần có những tố chất sau:

  • Có kiến thức trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, luật pháp, đặc biệt là các quy định liên quan đến hoạt động ngân hàng, các quy trình, quy định của Nhà nước và Pháp luật về hoạt động tín dụng.
  • Cẩn thận, nhiệt tình, kiên nhẫn trong công việc
  • Tác phong làm việc chuyên nghiệp.
  • Có khả năng nắm bắt công việc nhanh
  • Quản lý, tổ chức thực hiện công việc khoa học
  • Khả năng làm việc độc lập với cường độ công việc cao
  • Phối hợp làm việc nhóm tốt
  • Khả năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục tốt.
  • Có óc quan sát, phân tích, đánh giá tốt

Triển vọng nghề nghiệp

Hoàn thành tốt công việc tại vị trí này, bạn có khả năng được cân nhắc đề bạt các vị trí quan trọng trong ngân hàng như phó phòng, trưởng phòng giám sát tín dụng, giám đốc rủi ro tín dụng, giám đốc khối với mức lương và thù lao rất hấp dẫn giao động từ 300$ đến 4.000$ và nhiều ưu đãi khác.

Cơ hội đào tạo và phát triển bản thân để ngày càng hoàn thiện hơn. Sinh viên tốt nghiệp Đại học loại khá, giỏi trong các trường kinh tế có thể đảm nhận tốt vai trò này.

Mục tiêu chính của Chuyên viên giám sát rủi ro tín dụng

  • Phát hiện rủi ro tín dụng tìm ẩn
  • Duy trì hoạt động tín dụng
  • (Có 4 bình chọn)

Tin bài cùng chuyên mục

Nhân viên tư vấn bảo hiểm - Nghề mang tính nhân văn cao
Bạn đã bao giờ bỏ tiền ra mua một hàng hóa không có hình thù, không thể cần nắm, thậm chí là không thể nhìn thấy chưa? Vậy mà trên thế giới có hàng triệu người đã và đang mua nó, có hàng trăm nghìn người bán nó hàng ngày. Trong xã hội người càng phát triển như hiện nay ở Việt Nam, người ta cũng càng ngày mua càng nhiều hàng hóa vô hình đó. Nó chẳng xa lạ gì mà chính là bảo hiểm. Và đội ngũ những người bán sản phẩm vô hình này là các nhân viên tư vấn bảo hiểm.
Chân dung CHUYÊN VIÊN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
Với áp lực từ lãi suất cho vay, huy động vốn gia tăng, các ngân hàng ngày nay rất cần những Chuyên viên quan hệ khách hàng tiềm năng
Chân dung KIỂM SOÁT VIÊN GIAO DỊCH
Nếu như Giao dịch viên là người trực tiếp với khách hàng thực hiện những hoạt động giao dịch chính thì Kiểm soát viên giao dịch là người công nhận những giao dịch đó là có tồn tại hay không tại tại Ngân hàng
Chân dung CHUYÊN VIÊN KIỂM SOÁT NGUỒN VỐN
Trong hầu hết các Ngân hàng, những người làm công tác kiềm soát nguồn vốn thường thay mặt cấp trên chịu trách nhiệm về mặt quản lý rủi ro, đảm bảo sự vận hành trôi chảy của dòng tiền trong hệ thống.
Chân dung một GIAO DỊCH VIÊN NGÂN HÀNG
Khi bạn bước chân vào bất cứ một ngân hàng nào, sau khi “thoát qua” vòng bảo vệ từ những nhân viên bảo vệ, người tiếp theo mà bạn tiếp xúc đó chính là những Giao dịch viên. Bạn rất thích ngồi ở vị trí như họ phải không? Công việc của họ cụ thể ra sao vậy?